Trong lịch sử hơn 55 năm hình thành và phát triển, Lamborghini đã thiết kế và cho ra đời những chiếc xe thú vị khơi dậy tất cả các giác quan của chúng ta. Ngoại hình hầm hố, âm thanh động cơ cực kỳ ấn tượng cùng hiệu suất đáng kinh ngạc là những dấu hiệu đặc trưng của "những chú bò đực" đang tung hoành khắp thế giới đến từ Sant'Agata. Lamborghini đã chế tạo ra những chiếc siêu xe hiện đại mang tính biểu tượng đồng thời sỡ hữu cái tên dễ nhận biết nhất trong ngành công nghiệp ô tô, nhưng chắc hẳn chẳng mấy ai biết được hành trình dài để trở thành "huyền thoại" mà thương hiệu này đã trải qua.
Phần 1: Sự khởi đầu của một huyền thoại (1963-1980)
Ferruccio Lamborghini, sinh năm 1916 tại Renazzo (Ý), là con trai của một nông dân trồng nho. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã thể hiện sự quan tâm của mình đối với máy móc và mày mò giúp cha mình sửa chữa máy kéo của gia đình trước khi học tại một trường đại học kỹ thuật gần Bologna.
Sau khi làm thợ cơ khí của Không quân Ý trong suốt Thế chiến II, với nhà xưởng của quân đội cũ còn sót lại sau chiến tranh, Lamborghini đã thành lập một công ty máy kéo và gây được tiếng vang lớn. Bên cạnh việc là một doanh nhân thành đạt, Ferruccio rất đam mê xe, ông thậm chí còn tham gia nhiều giải đua xe trên chiếc Fiat Topolino tự độ lại của mình. Là một người đàn ông thành đạt, ông bắt đầu mở rộng dần bộ sưu tập cá nhân với một dàn những chiếc xe thể thao của Mercedes-Benz, Lancia, Jaguar, Alfa Romeo, Maserati và Ferrari, đến mức mà mỗi ngày trong tuần ông đều có thể lái một chiếc xe khác nhau.
Sau khi làm thợ cơ khí của Không quân Ý trong suốt Thế chiến II, với nhà xưởng của quân đội cũ còn sót lại sau chiến tranh, Lamborghini đã thành lập một công ty máy kéo và gây được tiếng vang lớn. Bên cạnh việc là một doanh nhân thành đạt, Ferruccio rất đam mê xe, ông thậm chí còn tham gia nhiều giải đua xe trên chiếc Fiat Topolino tự độ lại của mình. Là một người đàn ông thành đạt, ông bắt đầu mở rộng dần bộ sưu tập cá nhân với một dàn những chiếc xe thể thao của Mercedes-Benz, Lancia, Jaguar, Alfa Romeo, Maserati và Ferrari, đến mức mà mỗi ngày trong tuần ông đều có thể lái một chiếc xe khác nhau.
Trong số đó có chiếc Ferrari 250GT nổi tiếng, bước ngoặt đến với Lamborghini khi ông phát hiện bộ ly hợp trên chiếc Ferrari của mình liên tục bị hỏng, đồng thời chiếc xe cũng quá cứng và ồn ào khi đi trên đường, làm thiếu cảm giác cao cấp bên trong cabin.
Sau khi tới Maranello để thay bộ ly hợp mới, truyền thuyết kể rằng ông đã lên tiếng phàn nàn với Enzo Ferrari. Trong cuộc gặp lịch sử giữa Ferrari và Lamborghini, Enzo đã nói với Ferruccio rằng ông chỉ là người sản xuất máy kéo và chỉ có thể lái máy kéo chứ chẳng biết gì về những chiếc xe thể thao. Cảm thấy bị xúc phạm, và sau khi nâng cấp thành công chiếc Ferrari của mình trở nên vượt trội hơn các phiên bản thông thường, ngay lập tức Lamborghini quyết định thành lập một hãng sản xuất ô tô riêng với mục tiêu mang đến những chiếc xe thể thao vĩ đại nhất.
Việc thành lập một công ty sản xuất xe thể thao trong phân khúc thị trường đang rất cạnh tranh có thể xem là một rủi ro lớn đối với Lamborghini, nhưng với niềm đam mê và quyết tâm thành công ông biết đây là một cơ hội tuyệt vời để phát triển đế chế của mình. Theo con trai ông - Tonino, Ferruccio quyết định cắt giảm ngân sách quảng cáo cho máy kéo để có ngân sách đầu tư vào công ty mới, vì ông biết rằng những chiếc xe thể thao cũng sẽ là một công cụ tiếp thị cho các lĩnh vực kinh doanh khác của mình.
Tháng 5/1963, chỉ sau vài tháng lên kế hoạch, Automobili Ferruccio Lamborghini đã chính thức được thành lập. Các cơ sở sản xuất tiên tiến của Lamborghini được xây dựng tại Sant'Agata ngay bên cạnh trụ sở của công ty để Ferruccio có thể giám sát và tham gia vào quá trình này nhiều nhất có thể. Say mê với những con bò đực dũng mãnh ở Tây Ban Nha, Lamborghini quyết định chọn con bò đực đang tung hành làm biểu tượng của công ty, biểu trưng cho sức mạnh và sự dũng cảm, đồng thời Kim Ngưu (con bò đực) cũng là cung hoàng đạo của ông.
Để xây dựng chiếc xe thể thao với nội thất sang trọng và thoải mái đầu tiên của mình, Ferruccio đã thuê một đội ngũ các nhà thiết kế và kỹ sư có tay nghề cao, điển hình là khung gầm được chế tạo bởi Gian Paolo Dallara, trước đây đã từng làm việc ở Ferrari và Maserati, trong khi đó kỹ sư tài năng trẻ tuổi Paolo Stanzani và chuyên gia lái thử xe Bob Wallace đến từ New Zealand chịu trách nhiệm phát triển chiếc xe.
Đối với thiết kế ngoại thất, Lamborghini đã chọn Franco Scaglione, một nhà thiết kế người Ý trước đó từng làm việc với Bertone. Cuối cùng, thiết kế của động cơ V12 được giao cho Giotto Bizzarrini, một kỹ sư giàu kinh nghiệm và cựu giám đốc phát triển xe thể thao tại Ferrari, chịu trách nhiệm phát triển chiếc 250 GTO huyền thoại.
Chỉ sau 4 tháng phát triển, nguyên mẫu 350 GTV đã được ra mắt tại Turin Motor Show 1963. Động cơ 3.5L V12 tạo ra công suất đáng kinh ngạc 342 mã lực nhưng lại không thể nằm gọn dưới nắp capô thiết kế đẹp mắt của mẫu xe trưng bày, vì vậy Lamborghini đã lấp đầy khoang máy bằng gạch và đảm bảo nó không được mở ra trong suốt buổi giới thiệu.
Bizzarrini đã tạo ra một động cơ tuyệt vời, tuy nhiên nó quá mạnh mẽ, hung hăng và thiên về xe đua - khác với định hướng của Ferruccio, người đã quyết tâm phát triển một loại xe thể thao với nội thất sang trọng và thoải mái dành cho những chuyến đi dài ngày ở vận tốc cao (dòng xe Grand Tourer - GT).
Vì vậy, Lamborghini quyết định thay đổi thiết kế để phù hợp hơn với mẫu xe sản xuất đại trà - đặt tên là 350 GT, ra mắt tại Geneva Motor Show 1964 với thân nhôm được chế tạo bởi Carrozzeria Touring Milan, sỡ hữu phiên bản động cơ 3.5L V12 mới sản sinh công suất 280 mã lực, hệ thống treo độc lập, phanh đĩa bốn bánh và tùy chọn bộ vi sai chống trượt giới hạn. Chiếc xe ngay lập tức được công chúng đón nhận và Lamborghini đã cho sản xuất tổng cộng 120 chiếc từ năm 1964 đến 1966, với hai nguyên mẫu Spyder bổ sung được gọi là 350 GTS.
Tiếp nối thành công của mẫu xe đầu tiên, chiếc 400 GT trình làng vào năm 1966 với động cơ 4.0L V12 lớn hơn. Ngay sau đó, phiên bản 400 GT 2+2 tiếp tục xuất hiện tại Geneva Motor Show 1966 với đường viền mái được thiết kế lại, cabin 2+2 rộng rãi hơn và hộp số được phát triển hoàn toàn mới. Đến năm 1968, tổng cộng đã có 273 chiếc được sản xuất, đưa tên Lamborghini chính thức trở thành một trong số các nhà sản xuất xe thể thao của Ý.
Trong khi 350 GT và 400 GT đang bán rất chạy và biến giấc mơ của Ferruccio thành hiện thực thì đội ngũ kỹ sư trẻ và đầy nhiệt huyết của ông tiếp tục khởi động một dự án bí mật khác mà cuối cùng đã mở ra một chương thú vị nhất trong những trang sử đầu tiên của hãng xe này.
Dallara, Stanzani và Wallace muốn chế tạo một chiếc xe thú vị có thể lái cả trên đường đua đồng thời vẫn hợp pháp trên đường phố thông thường dù đều biết Ferruccio không thích ý tưởng này vì ông luôn thích khái niệm về một chiếc thể thao sang trọng và thoải mái, tuy nhiên, ông đã chấp thuận dự án vì lý do quảng cáo và không hy vọng sẽ bán được nhiều xe.
Theo kế hoạch ban đầu, mẫu xe mới sẽ có động cơ được gắn dọc đặt giữa các trục và bố cục 3 chổ ngồi với người lái ở giữa. Tuy nhiên, động cơ V12 khổng lồ của Lamborghini quá dài và không phù hợp với chiều dài cơ sở. Lấy cảm hứng từ MINI, các kỹ sư đã giải quyết vấn đề bằng cách lắp đặt động cơ 3.9L V12 phía sau cabin, hộp số và bộ vi sai sử dụng vỏ và dầu chung với động cơ.
Khung gầm lăn mang tính cách mạng làm bằng các tấm kim loại sau khi uốn nóng, hàn và khoan, đã được trình bày tại Turin Motor Show 1965 với bố cục động cơ đặt ở giữa lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua. Nuccio Bertone đã rất ấn tượng khi nhìn thấy nó và đề nghị Ferruccio để tiếp tục thiết kế ngoại thất cho chiếc xe - một lời đề nghị không ai có thể từ chối.
Kết quả, Lamborghini Miura, một trong những mẫu xe rất thành công của hãng, đồng thời được công nhận là siêu xe hiện đại đầu tiên thật sự, ra mắt một năm sau đó tại Turin Motor Show 1966. Đây là chiếc Lamborghini đầu tiên lắp động cơ ở giữa cùng thiết kế mà khách hàng chưa bao giờ thấy, qua đó là tiền đề cho những chiếc siêu xe thể thao sau này. Miura được đặt tên theo những con bò đực chiến đấu mạnh nhất và thông minh nhất, được lai tạo bởi gia đình Miura ở Tây Ban Nha.
Nhờ sự làm việc chăm chỉ của các kỹ sư, dự án tiến triển cực nhanh trong vòng chưa đầy 4 tháng. Tuy nhiên một lần nữa động cơ lại không thể nằm gọn bên trong thân xe sành điệu của mẫu xe trưng bày, vì vậy nắp xe đã được giữ kín trong suốt thời gian trưng bày.
Phiên bản sản xuất của Miura, ngoài việc là một chiếc xe kỳ lạ đẹp đáng kinh ngạc với bố cục và tỷ lệ độc đáo mở ra một phân khúc siêu xe mới, còn là chiếc xe nhanh nhất thế giới vào thời điểm đó, với tốc độ tối đa 280 km/h. Miura thường xuyên được bình chọn là chiếc xe sản xuất đẹp nhất từng được bán trong những thập kỷ sau đó.
Động cơ 4.0L V12 cho công suất 350 mã lực giúp Miura nặng 1.125 kg có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 6,7 giây. Tuy nhiên, như các kiệt tác khác, Miura cũng không thể tránh khỏi những lỗi riêng, bao gồm cả lỗi rỉ nhiên liệu từ bộ chế hòa khí Weber trực tiếp vào bugi và dây đánh lửa gây cháy động cơ.
Mặc dù vậy, kiểu dáng không thể nhầm lẫn và hiệu suất vô song của mẫu xe đã vượt trội so với điểm yếu của nó và trái ngược với dự đoán của Ferruccio, Miura P400 đã bán được 275 chiếc trong 2 năm, khiến tên tuổi Lamborghini được cả thế giới biết đến.
Vào cuối những năm 1960, Lamborghini tiếp tục cho ra mắt một số nguyên mẫu và mẫu xe sản xuất để mở rộng phạm vi sản phẩm. Điển hình là chiếc xe ý tưởng Lamborghini Marzal được trình làng tại Geneva Motor Show 1967, là một chiếc xe bốn chỗ thú vị với cửa kiểu cánh chim và động cơ 2.0L 6 xi-lanh nhỏ hơn cho công suất 175 mã lực.
Marzal không được đưa vào sản xuất nhưng có tác động đáng kể đến các mẫu xe khác của Lamborghini như Espada, ra mắt một năm sau đó vào năm 1968. Chiếc xe 4 chỗ sang trọng, thoải mái và rộng rãi này, với động cơ V12 mạnh mẽ kết hợp với kiểu dáng tuyệt mỹ từ bàn tay của Marcello Gandini, đã trở thành mẫu xe bán chạy nhất của Lamborghini, tổng cộng đã có 1.227 chiếc được bán ra trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1978. Stanzani sau đó đánh giá Espada là mẫu xe khó phát triển nhất, vì phải kết hợp sự thoải mái và hiệu suất một cách cân bằng.
Ra mắt tại Geneva Motor Show 1968, Lamborghini Islero thay thế 400 GT với kiểu dáng coupe 2+2, mượn tên từ một con bò đã gồng mình và giết chết chính đấu thủ của nó. Mặc dù được định sẵn là mẫu xe cốt lõi cho Lamborghini, nhưng Islero lại có số lượng sản xuất khiêm tốn chỉ 225 chiếc vì giá cao và sự cạnh tranh nội bộ đến từ Miura.
Tại Turin Motor Show 1968, Lamborghini cho ra mắt Miura P400 S, phiên bản nâng cấp của chiếc siêu xe đầu bảng mang trong mình động cơ mạnh mẽ hơn với công suất 370 mã lực, khả năng xử lý được cải thiện và có nhiều tiện nghi hơn trong cabin như cửa sổ điện, tùy chọn điều hòa không khí, nội thất bọc da, và một hộp khóa đựng găng tay.
Trong khoảng thời gian từ năm 1968 đến 1971, Lamborghini đã bán được 339 chiếc Miura P400 S và được những tên tuổi nổi tiếng khi ấy săn đón như Frank Sinatra hay Miles Davis. Tại Brussels Auto Show 1968, Lamborghini giới thiệu phiên bản concept Miura Roadster nhưng chiếc xe đã không nhận đủ số lượng đơn đặt hàng để được đưa vào sản xuất.
Kỹ sư trưởng Gian Paolo Dallara không mặn mà với quan điểm của Ferruccio về việc Lamborghini không sản xuất xe thể thao thuần túy, cuối cùng đã rời công ty vào năm 1968 sau khi đóng góp rất lớn vào việc thiết kế và phát triển từng mẫu xe. Paolo Stanzani, cũng là thành viên gắn bó với Lamborghini từ những ngày đầu, thay thế Dallara làm giám đốc mới của bộ phận kỹ thuật.
Cố gắng hồi sinh dòng xe GT, Lamborghini Jarama mới thay thế Islero vào năm 1970, sử dụng phiên bản platform rút gọn của chiếc Espada. Jarama mang đến sự kết hợp giữa sang trọng, thanh lịch và mạnh mẽ, nhắm vào những khách hàng lịch lãm, tuy nhiên, giống như người tiền nhiệm của mình, Jarama không thu hút được khách hàng mặc dù là một trong những chiếc xe yêu thích nhất của Ferruccio.
Tình hình chính trị không ổn định ở Ý kết hợp với việc các công đoàn lao động kiểm soát nhà máy, gây áp lực lớn lên vai Lamborghini vì công ty của ông đang phải đối mặt với các vấn đề hậu cần và cơ cấu tổ chức. Trong hoàn cảnh đó, Lamborghini cho ra mắt Urraco P250 tại Turin Motor Show 1970, cạnh tranh với những đối thủ như Ferrari 308GT4 Dino, Maserati Merak và Porsche 911 bằng một chiếc Lamborghini có giá phải chăng hơn.
Chiếc Lamborghini có giá thấp nhất vào thời điểm đó là một chiếc xe 4 chỗ được thiết kế lên từ một bản nháp với thân hình nêm bởi Marcello Gandini. Xe có hệ thống treo MacPherson độc lập trên cả bốn bánh và động cơ 2.5L V8 hoàn toàn mới công suất 220 mã lực được phát triển bởi Stanzani.
Để chế tạo chiếc xe mới, nhà máy Sant'Agata được mở rộng, tuy nhiên sự chậm trễ trong quá trình phát triển đã khiến kế hoạch kéo dài thêm 2 năm cho đến khi những chiếc xe đầu tiên được giao cho khách hàng nên đã có rất nhiều người hủy đơn.
Stanzani mô tả Urraco là chiếc Lamborghini tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật khi ấy. Cuối cùng 520 chiếc Urraco P250 đã được bán, trong những năm tiếp theo, các phiên bản mới của Urraco liên tục được tung ra với nội thất tinh tế hơn cùng những đầu ra công suất khác nhau nhưng vẫn không cho thấy được sự thành công.
Stanzani mô tả Urraco là chiếc Lamborghini tiên tiến nhất về mặt kỹ thuật khi ấy. Cuối cùng 520 chiếc Urraco P250 đã được bán, trong những năm tiếp theo, các phiên bản mới của Urraco liên tục được tung ra với nội thất tinh tế hơn cùng những đầu ra công suất khác nhau nhưng vẫn không cho thấy được sự thành công.
Mẫu P200 nhỏ hơn được trang bị động cơ 2.0L V8 (182 mã lực), được chế tạo riêng cho thị trường Ý do cắt giảm thuế chỉ bán được 66 chiếc. P300 được trang bị động cơ 3.0L V8 lớn hơn (250 mã lực) cho khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 5,6 giây, tốc độ tối đa 250 km/h, nhưng bất chấp sức mạnh đó, nó chỉ bán được 200 chiếc.
Bên trong nhà máy được tổ chức tốt và luôn sạch sẽ tại Sant'Agata, chuyên gia lái thử xe Bob Wallace đã hình dung ra hình ảnh một chiếc Lamborghini có thể cạnh tranh tại giải đua Le Mans. Vì lý do đó, anh đã tận dụng thời gian rảnh vào cuối tuần để phát triển Miura Jota, một mẫu xe thử nghiệm nhẹ và mạnh hơn với các nâng cấp đáng kể bao gồm động cơ tinh chỉnh gần chạm mốc 440 mã lực, hệ thống treo mới, hộp số giảm tốc, thiết kế khí động học hơn, trong khi phần nội thất bên ngoài và khung xe bằng hợp kim nhôm tuân thủ các quy tắc FIA.
Sau khi thử nghiệm rộng rãi và được chứng minh là có lợi cho các mẫu xe trong tương lai, Miura Jota được bán cho một khách hàng và không may bị phá hủy hoàn toàn trong một vụ tai nạn. Mặc dù Wallace không thực hiện được ước mơ đua xe trong một chiếc Miura, nhưng Jota vẫn sống mãi khi một số khách hàng đến với Lamborghini và đề nghị một chiếc xe lấy cảm hứng từ Jota mà sau này được gọi là Miura SV/J.
Sau Jota, chuyên gia lái thử xe người New Zealand không từ bỏ niềm đam mê của mình khi anh chuyển đổi một chiếc Jarama 'Bob' (1972) và Urraco 'Bob' (1973) thành những chiếc xe đua "độc nhất vô nhị" bằng cách cải thiện độ cứng của khung gầm, tinh chỉnh hệ thống treo, thêm các tấm ốp thân xe nhẹ và sửa đổi đáng kể động cơ để tạo ra nhiều năng lượng hơn.
Miura P400 SV (Sprinto Veloce) được trình làng năm 1971 đồng thời được coi là phiên bản sản xuất cuối cùng của dòng xe Miura. Với những cải tiến cơ học lấy cảm hứng từ nguyên mẫu Jota, bao gồm hệ thống treo được sửa đổi, lốp Pirell rộng hơn, hệ thống bôi trơn riêng cho hộp số và động cơ nâng cấp với bộ chế hòa khí lớn hơn tạo ra công suất 380 mã lực.
Những nâng cấp đó giúp chiếc xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 5,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa lên tới 290 km/h. Phiên bản Miura P400 SV có thể được nhận biết bằng đèn pha thiết kế lại làm mất đi phần "lông mi" đặc trưng, đèn hậu mới và chắn bùn phía sau cũng rộng hơn để phù hợp với lốp xe. Chỉ có 150 chiếc Miura P400 SV được chế tạo từ năm 1971 đến 1973 (một lần nữa, các con số được tranh luận rất sôi nổi) với một số ít được trang bị tùy chọn vi sai chống trượt, và kết thúc kỷ nguyên của Miura.
Năm 1972, Ferruccio chịu áp lực kinh tế lớn từ công ty máy kéo của mình do đơn đặt hàng 5.000 máy kéo dành cho Bolivia bị hủy. Để cứu mình khỏi phá sản, ông buộc phải bán 51% cổ phần Automobili Lamborghini cho người bạn thân của mình, doanh nhân người Thụy Sĩ Georges-Henri Rossetti.
Hai năm sau, vào năm 1974, ông đã bán 49% cổ phần còn lại cho René Leimer, một người bạn của Rossetti, đồng nghĩa với việc chấm dứt mối liên hệ của mình với công ty sản xuất siêu xe mang tên ông. Ferruccio đã nghỉ hưu ở lĩnh vực ô tô kể từ đó và chuyển đến khu đất của ông, La Fiorita, trên bờ hồ Trasimeno gần Perugia để bắt đầu công việc mới với tư cách là một nhà sản xuất rượu vang.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 do Chiến tranh Ả Rập - Israel gây ra tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu, ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán của những chiếc siêu xe vì được các nhà quản lý nhắm đến với luật mới nghiêm ngặt về tiêu thụ nhiên liệu. Tại thời điểm này, câu chuyện có vẻ như có một kết thúc buồn nhưng với đầu óc của những người Ý, họ đã ngay lập tức tung ra một át chủ bài khác.
Tại Geneva Motor Show 1971, cùng với Miura SV, Lamborghini đã cho cả thế giới thấy một mẫu concept mang đến ánh nhìn thoáng qua về chiếc siêu xe flagship trong tương lai của hãng. Được phát triển chỉ trong 1 năm bởi bộ ba Stanzani, Wallace và Massimo Parenti, nguyên mẫu LP500 là một cuộc cách mạng kỹ thuật với độ thẩm mỹ cực cao từ bàn tay của Gandini.
Thiết kế hình nêm ấn tượng đặc trưng bởi các góc cạnh và chiều rộng độc đáo, chiều cao lại rất thấp, tỷ lệ khoang lái kỳ lạ, và cửa cắt kéo - đã trở thành những hình ảnh nhận diện đồng hành với thương hiệu. Mẫu xe này có động cơ 5.0L V12 đặt giữa, hộp số đặt phía trước, giúp cải thiện sự phân bổ trọng lượng. Bố cục này đã trở nên rất phổ biến trong các siêu xe và vẫn được sử dụng trên mẫu siêu xe đầu bảng của Lamborghini cho đến ngày nay.
Phiên bản sản xuất có tên Countach LP400 được giới thiệu đến công chúng tại Geneva Motor Show 1974 với thân nhôm giữ nguyên thiết kế tuyệt đẹp của mẫu concept. Cái tên này xuất phát từ một câu chuyện kể rằng khi ấy có một nhân viên đi vào phòng thiết kế và nhìn thấy Countach sắp hoàn thành và thốt ra từ "Countach". Đó là một từ thường được sử dụng trong tiếng địa phương của người Piemonte để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một phụ nữ xinh đẹp.
Đối lập với các đường cong của Miura, các chi tiết sắc nét và góc cạnh của Countach khi ấy được dự đoán sẽ trở thành cốt lõi trong bản sắc của Lamborghini trong nhiều năm tới. Động cơ 4.0L V12 nhỏ hơn được chọn cho bản sản xuất vì động cơ 5.0L của nguyên mẫu đã nổ tung trong một thử nghiệm và các kỹ sư không thể làm cho nó an toàn hơn để đưa vào sản xuất.
Với công suất 370 mã lực, Countach có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 5,4 giây và đạt tốc độ tối đa ấn tượng 309 km/h. Đây cũng là mẫu xe cuối cùng được phát triển trong khi Ferruccio vẫn còn điều hành Automobili Lamborghini, qua đó báo hiệu một kỷ nguyên mới, một hướng đi mới cho công ty, hướng nó đi qua vùng biển đầy giông bão trong thập kỷ tiếp theo.
Sống sót qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ, Lamborghini cần một mẫu xe chính để tập trung phát triển và phục hồi lại khả năng sinh tồn của mình. Và Silhouette, ra mắt tại Geneva Motor Show 1976, là một chiếc targa hai chỗ với động cơ V8 kế thừa từ Urraco P300. Xe được trang bị phiên bản nâng cấp của động cơ 3.0L V8 đặt giữa có công suất 265 mã lực, thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h là 6,5 giây và có tốc độ tối đa là 260 km/h.
Thân xe bằng thép cứng cáp nổi bật vẻ mạnh mẽ với vòm bánh xe loe và các chi tiết góc cạnh được thiết kế bởi Bertone, theo đó phần mui có thể tháo rời và cất giữ ở sau ghế biến Silhouette trở thành mẫu xe mui trần đầu tiên được đưa vào sản xuất của Lamborghini. Đáng tiếc là hãng lại không tìm cách xuất khẩu Silhouette sang Hoa Kỳ - một thị trường tiềm năng và rộng lớn nhất cho xe hơi. Và có vẻ như cả thể giới vẫn chưa sẵn sàng cho một chiếc siêu xe có "giá phải chăng" với động cơ V8 vào những năm 1970 do đó Silhouette chỉ bán được 52 chiếc trong 2 năm.
Vào năm 1976, các cơ sở sản xuất của Lamborghini thường không hoạt động do doanh số bán hàng chậm và chủ hãng xe quyết định thảo luận với BMW Motorsport về việc cùng phát triển và sản xuất một chiếc xe thể thao động cơ đặt giữa cho thương hiệu Đức dưới dạng phiên bản giới hạn mang tên BMW M1. Cuối cùng, các kế hoạch đã bị hủy bỏ và BMW quyết định sản xuất chiếc xe thể thao của mình một cách độc lập vì Lamborghini không thể đáp ứng được thời hạn yêu cầu.
Năm 1977, trong một bước ngoặt bất ngờ, Lamborghini đã tham gia vào việc phát triển một chiếc xe quân sự vượt địa hình hiệu suất cao mang tên Cheetah hòng chiếm ngôi của Hummer để cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng thương vụ này chưa bao giờ hoàn thành do một số vấn đề về kỹ thuật và pháp lý, và Lamborghini lại không biết cách tận dụng chiếc xe địa hình của mình cho đến đầu thập niên 80.
Sau khi đã hủy bỏ các dự án đó, Lamborghini tiếp tục phát triển chiếc Countach cho một đơn đặt hàng đặc biệt từ doanh nhân người Canada Walter Wolf. Chủ sở hữu cũ của Wolf F1 Racing đã yêu cầu Dallara thực hiện một loạt các nâng cấp và tùy chỉnh cho Countach LP400 của mình để cải thiện hiệu suất và khả năng xử lý. Những thay đổi giúp chiếc xe phù hợp hơn với động cơ 5.0L và mạnh mẽ hơn với công suất 450 mã lực (từ nguyên mẫu LP500), lốp Pirelli P7 rộng hơn, hệ thống treo được phát triển lại và bộ bodykit khí động mới bao gồm phần vành mở rộng, cánh lướt gió trước và cánh gió sau.
Wolf còn đặt riêng 3 xe khác và đề xuất Lamborghini bổ sung những nâng cấp đặc biệt cho mô hình sản xuất. Do đó, Countach LP400 S ra mắt vào năm 1978 với hầu hết các nâng cấp đã nói ở trên, trừ đi động cơ 5.0L. Lần đầu tiên, phiên bản mới ra mắt lại chậm hơn một chút và ít có tính khí động học hơn so với phiên bản trước để an toàn hơn và dễ điều khiển hơn khi lái, thậm chí còn bắt mắt hơn. Động cơ 4.0L được đánh giá ở mức 350 mã lực, hệ thống treo được thiết kế lại hoàn toàn để phù hợp với bộ lốp sau rộng nhất từng được sản xuất - Pirelli P7 345/35R15 - và bộ bodykit năng động làm từ sợi thủy tinh hoàn thành vẻ ngoài mang tính biểu tượng của mẫu xe.
Ubaldo Sqarzi, người từng là giám đốc bán hàng của Lamborghini từ năm 1964 đến 1994 và đã giúp công ty rất nhiều trong thời gian khó khăn với cách tiếp cận khách hàng thông minh và phương thức bán hàng độc đáo. Tuy nhiên, cả ông và doanh số của Countach đều không thể ngăn chặn việc Lamborghini phá sản. Đến năm 1979, Espada, Urraco và Silhouette bị dừng sản xuất và Countach là mẫu xe duy nhất còn được cung cấp bởi Lamborghini.
Vào những ngày đầu của những năm 1980, chú bò tót hung hăng của nước Ý bị tổn thương, rơi vào tình trạng tiếp nhận và chịu sự kiểm soát của tòa án Ý. Hy vọng duy nhất của Lamborghini là cái tên khi thành lập của nó cùng với một nhóm những cá nhân nhỏ nhưng luôn sôi sục đam mê và có tài năng cùng nhau làm việc, phát huy tinh thần huyền thoại của những chiếc siêu xe từ Sant'Agata đã thu hút các nhà đầu tư trong nỗ lực cứu công ty khỏi bị thanh lý.
Câu chuyện về Lamborghini chưa bao giờ kết thúc và các mẫu xe của thương hiệu sẽ luôn là niềm khao khát với bất kì ai trên toàn thế giới.
AutoVn: Xem tiếp Phần 2: Sự trở lại của những "siêu bò" tốc độ tại đây.
Miura P400 SV (Sprinto Veloce) được trình làng năm 1971 đồng thời được coi là phiên bản sản xuất cuối cùng của dòng xe Miura. Với những cải tiến cơ học lấy cảm hứng từ nguyên mẫu Jota, bao gồm hệ thống treo được sửa đổi, lốp Pirell rộng hơn, hệ thống bôi trơn riêng cho hộp số và động cơ nâng cấp với bộ chế hòa khí lớn hơn tạo ra công suất 380 mã lực.
Những nâng cấp đó giúp chiếc xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 5,8 giây trước khi đạt tốc độ tối đa lên tới 290 km/h. Phiên bản Miura P400 SV có thể được nhận biết bằng đèn pha thiết kế lại làm mất đi phần "lông mi" đặc trưng, đèn hậu mới và chắn bùn phía sau cũng rộng hơn để phù hợp với lốp xe. Chỉ có 150 chiếc Miura P400 SV được chế tạo từ năm 1971 đến 1973 (một lần nữa, các con số được tranh luận rất sôi nổi) với một số ít được trang bị tùy chọn vi sai chống trượt, và kết thúc kỷ nguyên của Miura.
Năm 1972, Ferruccio chịu áp lực kinh tế lớn từ công ty máy kéo của mình do đơn đặt hàng 5.000 máy kéo dành cho Bolivia bị hủy. Để cứu mình khỏi phá sản, ông buộc phải bán 51% cổ phần Automobili Lamborghini cho người bạn thân của mình, doanh nhân người Thụy Sĩ Georges-Henri Rossetti.
Hai năm sau, vào năm 1974, ông đã bán 49% cổ phần còn lại cho René Leimer, một người bạn của Rossetti, đồng nghĩa với việc chấm dứt mối liên hệ của mình với công ty sản xuất siêu xe mang tên ông. Ferruccio đã nghỉ hưu ở lĩnh vực ô tô kể từ đó và chuyển đến khu đất của ông, La Fiorita, trên bờ hồ Trasimeno gần Perugia để bắt đầu công việc mới với tư cách là một nhà sản xuất rượu vang.
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 do Chiến tranh Ả Rập - Israel gây ra tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu, ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán của những chiếc siêu xe vì được các nhà quản lý nhắm đến với luật mới nghiêm ngặt về tiêu thụ nhiên liệu. Tại thời điểm này, câu chuyện có vẻ như có một kết thúc buồn nhưng với đầu óc của những người Ý, họ đã ngay lập tức tung ra một át chủ bài khác.
Tại Geneva Motor Show 1971, cùng với Miura SV, Lamborghini đã cho cả thế giới thấy một mẫu concept mang đến ánh nhìn thoáng qua về chiếc siêu xe flagship trong tương lai của hãng. Được phát triển chỉ trong 1 năm bởi bộ ba Stanzani, Wallace và Massimo Parenti, nguyên mẫu LP500 là một cuộc cách mạng kỹ thuật với độ thẩm mỹ cực cao từ bàn tay của Gandini.
Thiết kế hình nêm ấn tượng đặc trưng bởi các góc cạnh và chiều rộng độc đáo, chiều cao lại rất thấp, tỷ lệ khoang lái kỳ lạ, và cửa cắt kéo - đã trở thành những hình ảnh nhận diện đồng hành với thương hiệu. Mẫu xe này có động cơ 5.0L V12 đặt giữa, hộp số đặt phía trước, giúp cải thiện sự phân bổ trọng lượng. Bố cục này đã trở nên rất phổ biến trong các siêu xe và vẫn được sử dụng trên mẫu siêu xe đầu bảng của Lamborghini cho đến ngày nay.
Phiên bản sản xuất có tên Countach LP400 được giới thiệu đến công chúng tại Geneva Motor Show 1974 với thân nhôm giữ nguyên thiết kế tuyệt đẹp của mẫu concept. Cái tên này xuất phát từ một câu chuyện kể rằng khi ấy có một nhân viên đi vào phòng thiết kế và nhìn thấy Countach sắp hoàn thành và thốt ra từ "Countach". Đó là một từ thường được sử dụng trong tiếng địa phương của người Piemonte để bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với một phụ nữ xinh đẹp.
Đối lập với các đường cong của Miura, các chi tiết sắc nét và góc cạnh của Countach khi ấy được dự đoán sẽ trở thành cốt lõi trong bản sắc của Lamborghini trong nhiều năm tới. Động cơ 4.0L V12 nhỏ hơn được chọn cho bản sản xuất vì động cơ 5.0L của nguyên mẫu đã nổ tung trong một thử nghiệm và các kỹ sư không thể làm cho nó an toàn hơn để đưa vào sản xuất.
Với công suất 370 mã lực, Countach có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong 5,4 giây và đạt tốc độ tối đa ấn tượng 309 km/h. Đây cũng là mẫu xe cuối cùng được phát triển trong khi Ferruccio vẫn còn điều hành Automobili Lamborghini, qua đó báo hiệu một kỷ nguyên mới, một hướng đi mới cho công ty, hướng nó đi qua vùng biển đầy giông bão trong thập kỷ tiếp theo.
Sống sót qua cuộc khủng hoảng dầu mỏ, Lamborghini cần một mẫu xe chính để tập trung phát triển và phục hồi lại khả năng sinh tồn của mình. Và Silhouette, ra mắt tại Geneva Motor Show 1976, là một chiếc targa hai chỗ với động cơ V8 kế thừa từ Urraco P300. Xe được trang bị phiên bản nâng cấp của động cơ 3.0L V8 đặt giữa có công suất 265 mã lực, thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h là 6,5 giây và có tốc độ tối đa là 260 km/h.
Thân xe bằng thép cứng cáp nổi bật vẻ mạnh mẽ với vòm bánh xe loe và các chi tiết góc cạnh được thiết kế bởi Bertone, theo đó phần mui có thể tháo rời và cất giữ ở sau ghế biến Silhouette trở thành mẫu xe mui trần đầu tiên được đưa vào sản xuất của Lamborghini. Đáng tiếc là hãng lại không tìm cách xuất khẩu Silhouette sang Hoa Kỳ - một thị trường tiềm năng và rộng lớn nhất cho xe hơi. Và có vẻ như cả thể giới vẫn chưa sẵn sàng cho một chiếc siêu xe có "giá phải chăng" với động cơ V8 vào những năm 1970 do đó Silhouette chỉ bán được 52 chiếc trong 2 năm.
Vào năm 1976, các cơ sở sản xuất của Lamborghini thường không hoạt động do doanh số bán hàng chậm và chủ hãng xe quyết định thảo luận với BMW Motorsport về việc cùng phát triển và sản xuất một chiếc xe thể thao động cơ đặt giữa cho thương hiệu Đức dưới dạng phiên bản giới hạn mang tên BMW M1. Cuối cùng, các kế hoạch đã bị hủy bỏ và BMW quyết định sản xuất chiếc xe thể thao của mình một cách độc lập vì Lamborghini không thể đáp ứng được thời hạn yêu cầu.
Năm 1977, trong một bước ngoặt bất ngờ, Lamborghini đã tham gia vào việc phát triển một chiếc xe quân sự vượt địa hình hiệu suất cao mang tên Cheetah hòng chiếm ngôi của Hummer để cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ. Nhưng thương vụ này chưa bao giờ hoàn thành do một số vấn đề về kỹ thuật và pháp lý, và Lamborghini lại không biết cách tận dụng chiếc xe địa hình của mình cho đến đầu thập niên 80.
Sau khi đã hủy bỏ các dự án đó, Lamborghini tiếp tục phát triển chiếc Countach cho một đơn đặt hàng đặc biệt từ doanh nhân người Canada Walter Wolf. Chủ sở hữu cũ của Wolf F1 Racing đã yêu cầu Dallara thực hiện một loạt các nâng cấp và tùy chỉnh cho Countach LP400 của mình để cải thiện hiệu suất và khả năng xử lý. Những thay đổi giúp chiếc xe phù hợp hơn với động cơ 5.0L và mạnh mẽ hơn với công suất 450 mã lực (từ nguyên mẫu LP500), lốp Pirelli P7 rộng hơn, hệ thống treo được phát triển lại và bộ bodykit khí động mới bao gồm phần vành mở rộng, cánh lướt gió trước và cánh gió sau.
Wolf còn đặt riêng 3 xe khác và đề xuất Lamborghini bổ sung những nâng cấp đặc biệt cho mô hình sản xuất. Do đó, Countach LP400 S ra mắt vào năm 1978 với hầu hết các nâng cấp đã nói ở trên, trừ đi động cơ 5.0L. Lần đầu tiên, phiên bản mới ra mắt lại chậm hơn một chút và ít có tính khí động học hơn so với phiên bản trước để an toàn hơn và dễ điều khiển hơn khi lái, thậm chí còn bắt mắt hơn. Động cơ 4.0L được đánh giá ở mức 350 mã lực, hệ thống treo được thiết kế lại hoàn toàn để phù hợp với bộ lốp sau rộng nhất từng được sản xuất - Pirelli P7 345/35R15 - và bộ bodykit năng động làm từ sợi thủy tinh hoàn thành vẻ ngoài mang tính biểu tượng của mẫu xe.
Ubaldo Sqarzi, người từng là giám đốc bán hàng của Lamborghini từ năm 1964 đến 1994 và đã giúp công ty rất nhiều trong thời gian khó khăn với cách tiếp cận khách hàng thông minh và phương thức bán hàng độc đáo. Tuy nhiên, cả ông và doanh số của Countach đều không thể ngăn chặn việc Lamborghini phá sản. Đến năm 1979, Espada, Urraco và Silhouette bị dừng sản xuất và Countach là mẫu xe duy nhất còn được cung cấp bởi Lamborghini.
Vào những ngày đầu của những năm 1980, chú bò tót hung hăng của nước Ý bị tổn thương, rơi vào tình trạng tiếp nhận và chịu sự kiểm soát của tòa án Ý. Hy vọng duy nhất của Lamborghini là cái tên khi thành lập của nó cùng với một nhóm những cá nhân nhỏ nhưng luôn sôi sục đam mê và có tài năng cùng nhau làm việc, phát huy tinh thần huyền thoại của những chiếc siêu xe từ Sant'Agata đã thu hút các nhà đầu tư trong nỗ lực cứu công ty khỏi bị thanh lý.
Câu chuyện về Lamborghini chưa bao giờ kết thúc và các mẫu xe của thương hiệu sẽ luôn là niềm khao khát với bất kì ai trên toàn thế giới.
AutoVn: Xem tiếp Phần 2: Sự trở lại của những "siêu bò" tốc độ tại đây.