Thị trường bán tải Việt Nam là cuộc chơi của 7 cái tên, Ford Ranger, Mazda BT-50, Mitsubishi Triton, Nissan Navara, Chevrolet Colorado, Isuzu D-Max và Toyota Hilux. Có 2 đại diện từ Mỹ còn lại 5 mẫu xe của Nhật, tuy nhiên thiểu số lại nắm thế thượng phong.
Xe Nhật và Mỹ vốn ở hai thái cực, nếu người Nhật chú trọng vào độ bền bỉ thì người Mỹ lại luôn thực dụng và đặc biệt hầm hố trong dòng bán tải. Nhưng ở thị trường Việt diễn ra nghịch lý, tuy cùng xuất xứ, nhưng các mẫu xe lại có số phận khác nhau một trời một vực.
Trong khi Ford Ranger chễm chệ ngôi đầu, thì Chevrolet Colorado lại cuối bảng. Hay Mazda BT-50 về thứ hai thì người Nhật khác là Isuzu D-Max chung số phận với Colorado. Nhưng nếu xét trên nền tảng phát triển, thì sự tương đồng về ngôi vị đến với từng cặp anh em chung khung sườn, Ranger và BT-50 đứng top, Triton và Navara đoạn giữa, Colorado và D-Max bán kém nhất, chỉ có Hilux là đứng riêng cũng ở mức trung.
Dù Isuzu D-Max xuất hiện từ 2005 nhưng nhu cầu chưa nở rộ, Mitsubishi Triton mới được coi là cái tên khai phá thị trường bán tải Việt vào quãng 2008. Khi đó, Triton đúng nghĩa một chiếc bán tải với hình dáng lực lưỡng, động cơ bền bỉ truyền thống Mitsubishi giúp mẫu xe này trở thành thế lực lớn trong phân khúc.
Nhưng qua thời gian, ngày càng nhiều đại diện mới xuất hiện. Ford Ranger và Toyota Hilux năm 2009 rồi lần lượt những cái tên khác như Navara năm 2010, muộn nhất là Mazda BT-50 năm 2012. Với đặc trưng thị hiếu của khách hàng ở một thị trường mới nổi luôn thay đổi lại đứng trước nhiều sự lựa chọn, người Việt nhanh chóng quên đi người khai phá.
Nguyên nhân khiến Mitsubishi Triton rơi vào quên lãng và ngày càng mờ nhạt là bởi những mẫu xe khác, đặc biệt Ford Ranger đa năng hơn. Thiết kế hiện đại, to lớn, tiện nghi nhiều, vừa có nét thành thị phù hợp chạy phố, lại vừa khỏe khắn trên đường trường.
Mẫu xe nhà Ford nhanh chóng trở thành "ông vua bán tải" tại thị trường Việt. Doanh số năm 2014 của Ranger là 4.791 xe, lọt top 5 xe bán chạy nhất Việt Nam, bỏ xa những người về nhì.
Ở đoạn giữa, Mitsubishi Triton, Nissan Navara và Toyota Hilux vẫn miệt mài theo đuổi, cố "cấu" chút thị phần của Ranger ở top trên. Triton tụt dốc không phanh với doanh số 2014 là 493 xe. Hilux là xe bán chạy nhất ở Thái Lan với 15% thị phần, về Việt Nam tuy có lợi thế thương hiệu nhưng nhược điểm về động cơ ồn, trang bị nghèo nàn khiến doanh số chỉ 1.569 xe, chỉ khoảng 30% của Ranger.
Cuối cùng, Colorado và Isuzu D-Max vẫn chưa tìm được cách thoát khỏi nhóm bét bảng. Colorado mang những ưu điểm của một chiếc bản tải thực thụ, cũng đem theo trang bị như sedan nhưng điểm trừ ở khâu phân phối, dịch vụ sau bán hàng khiến khách hàng không còn tin tưởng. D-Max mang nhược điểm máy yếu, ồn đặc trưng động cơ diesel, doanh số khoảng 400 xe.
Mazda BT-50 là cái tên thầm lặng nhưng làm được nhiều. Vào Việt Nam năm 2012, chiếc bán tải chung nền tảng với Ranger mang những ưu điểm tương tự như thiết kế hợp mắt, trang bị nhiều, vận hành ổn định. Từ đầu 2014 doanh số BT-50 bắt đầu bứt phá, có những thời điểm vượt qua Ranger chiếm ngôi đầu, đến nay ổn định ở vị trí thứ 2, lọt top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam.
Tổng dung lượng thị trường bán tải 2014 tăng 168% so với 2013 là cơ sở để các hãng xe tin vào một tương lai rộng mở. Chevrolet hiện thực niềm tin này từ đầu 2015 bằng việc giới thiệu phiên bản mới của Colorado với thiết kế tinh tế hơn, thêm động cơ, tuy nhiên trang bị thì vẫn hạn chế, cạnh tranh bằng sức mạnh động cơ thuần túy. Xe có 4 phiên bản với giá từ 599-749 triệu.
Sau đó, Mitsubishi Triton và Nissan NP300 Navara cũng xuất hiện. Cả hai đều theo xu hướng chung là thiết kế tinh tế, hiện đại hơn. Nhưng nếu Navara tích hợp loạt công nghệ không thua kém Ranger thì Triton tỏ ra vẫn dè dặt khi chỉ có những thứ cơ bản như ABS, phân phối lực phanh điện tử.
Mới đây nhất là Toyota Hilux. Ông lớn Nhật lần đầu tiên tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm cho mẫu bán tải, với tham vọng bán 300 xe mỗi tháng, tức gấp đôi mức hiện tại. Cơ sở là thay đổi về thiết kế, không gian tiện nghi nội thất cùng những công nghệ hỗ trợ trên bản cao cấp. Tuy nhiên, mức giá cho phiên bản cao nhất thì ngang ngửa Range Wildtrak 3.2, trong khi sức mạnh động cơ và trang bị đuối hơn.
Khi phiên bản mới của Ranger và BT-50 chưa về Việt Nam, đây là khoảng thời gian để những cái tên như Hilux, Triton hay Colorado có cơ hội tiếp cận khách hàng sâu rộng hơn, hòng thay đổi quan điểm về sản phẩm.
Ở phân khúc bán tải, giá trị bán lại không còn là yếu tố ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định mua xe của khách hàng, thì những giá trị về vận hành, an toàn, tính năng và tiện nghi mới trở thành những ưu tiên hàng đầu.
Xe Nhật và Mỹ vốn ở hai thái cực, nếu người Nhật chú trọng vào độ bền bỉ thì người Mỹ lại luôn thực dụng và đặc biệt hầm hố trong dòng bán tải. Nhưng ở thị trường Việt diễn ra nghịch lý, tuy cùng xuất xứ, nhưng các mẫu xe lại có số phận khác nhau một trời một vực.
Trong khi Ford Ranger chễm chệ ngôi đầu, thì Chevrolet Colorado lại cuối bảng. Hay Mazda BT-50 về thứ hai thì người Nhật khác là Isuzu D-Max chung số phận với Colorado. Nhưng nếu xét trên nền tảng phát triển, thì sự tương đồng về ngôi vị đến với từng cặp anh em chung khung sườn, Ranger và BT-50 đứng top, Triton và Navara đoạn giữa, Colorado và D-Max bán kém nhất, chỉ có Hilux là đứng riêng cũng ở mức trung.
Dù Isuzu D-Max xuất hiện từ 2005 nhưng nhu cầu chưa nở rộ, Mitsubishi Triton mới được coi là cái tên khai phá thị trường bán tải Việt vào quãng 2008. Khi đó, Triton đúng nghĩa một chiếc bán tải với hình dáng lực lưỡng, động cơ bền bỉ truyền thống Mitsubishi giúp mẫu xe này trở thành thế lực lớn trong phân khúc.
Nhưng qua thời gian, ngày càng nhiều đại diện mới xuất hiện. Ford Ranger và Toyota Hilux năm 2009 rồi lần lượt những cái tên khác như Navara năm 2010, muộn nhất là Mazda BT-50 năm 2012. Với đặc trưng thị hiếu của khách hàng ở một thị trường mới nổi luôn thay đổi lại đứng trước nhiều sự lựa chọn, người Việt nhanh chóng quên đi người khai phá.
Nguyên nhân khiến Mitsubishi Triton rơi vào quên lãng và ngày càng mờ nhạt là bởi những mẫu xe khác, đặc biệt Ford Ranger đa năng hơn. Thiết kế hiện đại, to lớn, tiện nghi nhiều, vừa có nét thành thị phù hợp chạy phố, lại vừa khỏe khắn trên đường trường.
Mẫu xe nhà Ford nhanh chóng trở thành "ông vua bán tải" tại thị trường Việt. Doanh số năm 2014 của Ranger là 4.791 xe, lọt top 5 xe bán chạy nhất Việt Nam, bỏ xa những người về nhì.
Ở đoạn giữa, Mitsubishi Triton, Nissan Navara và Toyota Hilux vẫn miệt mài theo đuổi, cố "cấu" chút thị phần của Ranger ở top trên. Triton tụt dốc không phanh với doanh số 2014 là 493 xe. Hilux là xe bán chạy nhất ở Thái Lan với 15% thị phần, về Việt Nam tuy có lợi thế thương hiệu nhưng nhược điểm về động cơ ồn, trang bị nghèo nàn khiến doanh số chỉ 1.569 xe, chỉ khoảng 30% của Ranger.
Cuối cùng, Colorado và Isuzu D-Max vẫn chưa tìm được cách thoát khỏi nhóm bét bảng. Colorado mang những ưu điểm của một chiếc bản tải thực thụ, cũng đem theo trang bị như sedan nhưng điểm trừ ở khâu phân phối, dịch vụ sau bán hàng khiến khách hàng không còn tin tưởng. D-Max mang nhược điểm máy yếu, ồn đặc trưng động cơ diesel, doanh số khoảng 400 xe.
Mazda BT-50 là cái tên thầm lặng nhưng làm được nhiều. Vào Việt Nam năm 2012, chiếc bán tải chung nền tảng với Ranger mang những ưu điểm tương tự như thiết kế hợp mắt, trang bị nhiều, vận hành ổn định. Từ đầu 2014 doanh số BT-50 bắt đầu bứt phá, có những thời điểm vượt qua Ranger chiếm ngôi đầu, đến nay ổn định ở vị trí thứ 2, lọt top 10 xe bán chạy nhất Việt Nam.
Tổng dung lượng thị trường bán tải 2014 tăng 168% so với 2013 là cơ sở để các hãng xe tin vào một tương lai rộng mở. Chevrolet hiện thực niềm tin này từ đầu 2015 bằng việc giới thiệu phiên bản mới của Colorado với thiết kế tinh tế hơn, thêm động cơ, tuy nhiên trang bị thì vẫn hạn chế, cạnh tranh bằng sức mạnh động cơ thuần túy. Xe có 4 phiên bản với giá từ 599-749 triệu.
Sau đó, Mitsubishi Triton và Nissan NP300 Navara cũng xuất hiện. Cả hai đều theo xu hướng chung là thiết kế tinh tế, hiện đại hơn. Nhưng nếu Navara tích hợp loạt công nghệ không thua kém Ranger thì Triton tỏ ra vẫn dè dặt khi chỉ có những thứ cơ bản như ABS, phân phối lực phanh điện tử.
Mới đây nhất là Toyota Hilux. Ông lớn Nhật lần đầu tiên tổ chức họp báo giới thiệu sản phẩm cho mẫu bán tải, với tham vọng bán 300 xe mỗi tháng, tức gấp đôi mức hiện tại. Cơ sở là thay đổi về thiết kế, không gian tiện nghi nội thất cùng những công nghệ hỗ trợ trên bản cao cấp. Tuy nhiên, mức giá cho phiên bản cao nhất thì ngang ngửa Range Wildtrak 3.2, trong khi sức mạnh động cơ và trang bị đuối hơn.
Khi phiên bản mới của Ranger và BT-50 chưa về Việt Nam, đây là khoảng thời gian để những cái tên như Hilux, Triton hay Colorado có cơ hội tiếp cận khách hàng sâu rộng hơn, hòng thay đổi quan điểm về sản phẩm.
Ở phân khúc bán tải, giá trị bán lại không còn là yếu tố ảnh hưởng quá nhiều tới quyết định mua xe của khách hàng, thì những giá trị về vận hành, an toàn, tính năng và tiện nghi mới trở thành những ưu tiên hàng đầu.
Theo VnExpress