Tốc độ cơ giới hóa tại Châu Á đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, mặt trái của việc cơ giới hóa quá nhanh đó là dẫn đến số lượng các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông gây ra cũng tăng theo. Dựa trên số liệu chính thức, cứ 10.000 xe ô tô lưu thông sẽ có 3,1 trường hợp tử vong vì tai nạn giao thông ở Indonesia và Malaysia và 2,8 trường hợp tại Thái Lan. Trong khi tỷ lệ này ở Nhật Bản là 0,6. Điều này cho thấy an toàn giao thông là một vấn đề cấp bách cần sự quan tâm từ mọi đối tượng tham gia giao thông, các doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng như các chính phủ tại nhiều khu vực ở Châu Á.
Để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông, Toyota đã đưa ra một phương pháp tiếp cận toàn diện để nâng cao tính an toàn bao gồm sự kết hợp của 3 yếu tố, bao gồm: "Phương tiện", "Con người" và "Môi trường giao thông". Yếu tố "Phương tiện" đề cập đến việc Toyota luôn nỗ lực trong việc tạo ra những chiếc xe an toàn từ việc nghiên cứu và phát triển đến các tính năng an toàn. Yếu tố "Con người"nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục về an toàn cho tất cả đối tượng tham gia giao thông từ trẻ em đến người lớn. Đối với yếu tố "môi trường giao thông", Toyota đã phối hợp với các chính phủ để cải thiện môi trường giao thông và cơ sở hạ tầng. Mục đích cuối cùng trong tầm nhìn của Toyota là để loại bỏ hoàn toàn các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Để giảm thiểu tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông, Toyota đã đưa ra một phương pháp tiếp cận toàn diện để nâng cao tính an toàn bao gồm sự kết hợp của 3 yếu tố, bao gồm: "Phương tiện", "Con người" và "Môi trường giao thông". Yếu tố "Phương tiện" đề cập đến việc Toyota luôn nỗ lực trong việc tạo ra những chiếc xe an toàn từ việc nghiên cứu và phát triển đến các tính năng an toàn. Yếu tố "Con người"nhấn mạnh sự cần thiết phải giáo dục về an toàn cho tất cả đối tượng tham gia giao thông từ trẻ em đến người lớn. Đối với yếu tố "môi trường giao thông", Toyota đã phối hợp với các chính phủ để cải thiện môi trường giao thông và cơ sở hạ tầng. Mục đích cuối cùng trong tầm nhìn của Toyota là để loại bỏ hoàn toàn các trường hợp tử vong do tai nạn giao thông.
Sự nghiên cứu và phát triển của Toyota
Triết lý Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Toyota được thể hiện như một chu kỳ bắt đầu bằng việc điều tra và phân tích nguyên nhân của các vụ tai nạn và chấn thương của hành khách thông qua dữ liệu điều tra của các vụ tai nạn khác nhau. Những tai nạn này được mô phỏng lại nhằm nghiên cứu ra các công nghệ có thể xử lý tốt các vấn đề này. Ngoài ra, các thí nghiệm trên xe thực tế sẽ được tiến hành trước khi chiếc xe được chính thức bán ra thị trường. Sau đó, hiệu quả của các công nghệ tiếp tục được đánh giá thông qua các tai nạn có thể xảy ra.
Một ví dụ trong quá trình thử nghiệm là mô phỏng lái xe tại trung tâm Toyota Higashi-Fuji R&D được thực hiện trong một cấu trúc mái vòm phía trong có màn hình hiển thị 360 độ nhằm cung cấp mô phỏng lái xe như thực tế giúp các nhà nghiên cứu phân tích chính xác các hành vi lái xe.
Mức độ chi tiết trong các mô phỏng của Toyota cũng được chứng minh thông qua các Mô hình con người(THUMS). Từ năm 1997, Toyota đã phát triển mô hình người giả lập này với các kích thước, lứa tuổi, giới tính, thể trạng khác nhau, nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác nhất.
Các tính năng an toàn của xe Toyota
Các tính năng an toàn trên xe Toyota đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp. Cấu trúc thân xe hấp thụ va chạm, dây an toàn, túi khí là những tính năng "an toàn thụ động", đây là những tính năng giúp giảm thiểu chấn thương cho hành khách khi không may xảy ra va chạm. Tuy nhiên để ngăn ngừa xảy ra tai nạn, Toyota cũng không ngừng phát triển các tính năng "an toàn chủ động" trong những năm qua.
Một số các tính năng an toàn chủ động tiêu chuẩn tại các thị trường Châu Á bao gồm hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp xe hạn chế được các va chạm trong trường hợp phanh khẩn cấp, giúp lái xe tránh được người đi đường hay các chướng ngại vật, và hệ thống cân bằng xe điện tử (VSC) giúp ngăn chặn việc xe mất mất lái khi đánh lái đột ngột hoặc lái xe trên đường trơn trượt.
Toyota cũng đã phát triển các tính năng an toàn tiên tiến hơn như là một phần trong hệ thống các tính năng có khả năng phán đoán an toàn. Một trong những tính năng an toàn nổi bật là hệ thống cảnh báo trước va chạm (PCS). Nếu phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe bằng cả âm thanh và hình ảnh. Ngoài ra, ngay cả khi người điền khiển xe không đạp đủ lực lên phanh hoặc quên không phanh, hệ thống sẽ ngay lập tức hỗ trợ để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Hãng đã nghiên cứu công nghệ lái xe tự động từ những năm 1990 và coi đây như một công nghệ cốt lõi để loại bỏ thương vong do tai nạn giao thông cũng như đem lại thoải mái, yên tâm hơn cho người lái. Một số khía cạnh của nghiên cứu này đang được áp dụng trong các tính năng an toàn hiện nay của Toyota.
Bên cạnh nâng cao tính an toàn cho phương tiện, Toyota còn đẩy mạnh giáo dục lái xe an toàn tại Trung tâm Giáo dục An toàn Mobilitas của Toyota. Kể từ năm 2014, Toyota đã khuyến khích mọi người thắt dây an toàn khi khi lái xe thông qua Chiến dịch an toàn đường bộ Toyota được triển khai tại khắp Châu Á trong suốt 3 năm qua. Cùng với đó, Toyota đã phối hợp với các chính phủ các nước tại Châu Á để cải thiện môi trường giao thông và cơ sở hạ tầng. Mục tiêu cuối cùng của tầm nhìn an toàn tại Toyota là không còn trường hợp tử vong nào do tai nạn giao thông. Toyota sẽ không ngừng nỗ lực phối hợp với các bên liên quan từ mọi đối tượng tham gia giao thông, các hãng sản xuất ô tô và các chính phủ để đạt được mục tiêu này.
Triết lý Nghiên cứu và Phát triển (R&D) của Toyota được thể hiện như một chu kỳ bắt đầu bằng việc điều tra và phân tích nguyên nhân của các vụ tai nạn và chấn thương của hành khách thông qua dữ liệu điều tra của các vụ tai nạn khác nhau. Những tai nạn này được mô phỏng lại nhằm nghiên cứu ra các công nghệ có thể xử lý tốt các vấn đề này. Ngoài ra, các thí nghiệm trên xe thực tế sẽ được tiến hành trước khi chiếc xe được chính thức bán ra thị trường. Sau đó, hiệu quả của các công nghệ tiếp tục được đánh giá thông qua các tai nạn có thể xảy ra.
Một ví dụ trong quá trình thử nghiệm là mô phỏng lái xe tại trung tâm Toyota Higashi-Fuji R&D được thực hiện trong một cấu trúc mái vòm phía trong có màn hình hiển thị 360 độ nhằm cung cấp mô phỏng lái xe như thực tế giúp các nhà nghiên cứu phân tích chính xác các hành vi lái xe.
Mức độ chi tiết trong các mô phỏng của Toyota cũng được chứng minh thông qua các Mô hình con người(THUMS). Từ năm 1997, Toyota đã phát triển mô hình người giả lập này với các kích thước, lứa tuổi, giới tính, thể trạng khác nhau, nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu chính xác nhất.
Các tính năng an toàn của xe Toyota
Các tính năng an toàn trên xe Toyota đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp. Cấu trúc thân xe hấp thụ va chạm, dây an toàn, túi khí là những tính năng "an toàn thụ động", đây là những tính năng giúp giảm thiểu chấn thương cho hành khách khi không may xảy ra va chạm. Tuy nhiên để ngăn ngừa xảy ra tai nạn, Toyota cũng không ngừng phát triển các tính năng "an toàn chủ động" trong những năm qua.
Một số các tính năng an toàn chủ động tiêu chuẩn tại các thị trường Châu Á bao gồm hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp xe hạn chế được các va chạm trong trường hợp phanh khẩn cấp, giúp lái xe tránh được người đi đường hay các chướng ngại vật, và hệ thống cân bằng xe điện tử (VSC) giúp ngăn chặn việc xe mất mất lái khi đánh lái đột ngột hoặc lái xe trên đường trơn trượt.
Toyota cũng đã phát triển các tính năng an toàn tiên tiến hơn như là một phần trong hệ thống các tính năng có khả năng phán đoán an toàn. Một trong những tính năng an toàn nổi bật là hệ thống cảnh báo trước va chạm (PCS). Nếu phát hiện nguy cơ xảy ra va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe bằng cả âm thanh và hình ảnh. Ngoài ra, ngay cả khi người điền khiển xe không đạp đủ lực lên phanh hoặc quên không phanh, hệ thống sẽ ngay lập tức hỗ trợ để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Hãng đã nghiên cứu công nghệ lái xe tự động từ những năm 1990 và coi đây như một công nghệ cốt lõi để loại bỏ thương vong do tai nạn giao thông cũng như đem lại thoải mái, yên tâm hơn cho người lái. Một số khía cạnh của nghiên cứu này đang được áp dụng trong các tính năng an toàn hiện nay của Toyota.
Bên cạnh nâng cao tính an toàn cho phương tiện, Toyota còn đẩy mạnh giáo dục lái xe an toàn tại Trung tâm Giáo dục An toàn Mobilitas của Toyota. Kể từ năm 2014, Toyota đã khuyến khích mọi người thắt dây an toàn khi khi lái xe thông qua Chiến dịch an toàn đường bộ Toyota được triển khai tại khắp Châu Á trong suốt 3 năm qua. Cùng với đó, Toyota đã phối hợp với các chính phủ các nước tại Châu Á để cải thiện môi trường giao thông và cơ sở hạ tầng. Mục tiêu cuối cùng của tầm nhìn an toàn tại Toyota là không còn trường hợp tử vong nào do tai nạn giao thông. Toyota sẽ không ngừng nỗ lực phối hợp với các bên liên quan từ mọi đối tượng tham gia giao thông, các hãng sản xuất ô tô và các chính phủ để đạt được mục tiêu này.