Truyền thông Mỹ ngày 22/5 đồng loạt đưa tin Ban Quản trị Ford cơ cấu lại đội ngũ lãnh đạo của hãng. Vị CEO mới, Jim Hackett sau khi nhận chức đã thay đổi một số nhân sự cấp cao, với mong muốn cải cách và đưa Ford tăng trưởng trở lại.
Ford đang thiếu hụt một vài dòng sản phẩm, dẫn đến việc hãng xe Mỹ phải ký kết hợp tác cùng GM để khắc phục. Do đó, Hackett bổ nhiệm một người mới vào vị trí Giám đốc Sản phẩm Ford toàn cầu, Tăng Thái Hậu, người sẽ chỉ đạo hoàn toàn thiết kế, kỹ thuật và sản xuất để đưa những mẫu xe mới ra thị trường.
Ford đang thiếu hụt một vài dòng sản phẩm, dẫn đến việc hãng xe Mỹ phải ký kết hợp tác cùng GM để khắc phục. Do đó, Hackett bổ nhiệm một người mới vào vị trí Giám đốc Sản phẩm Ford toàn cầu, Tăng Thái Hậu, người sẽ chỉ đạo hoàn toàn thiết kế, kỹ thuật và sản xuất để đưa những mẫu xe mới ra thị trường.
Tăng Thái Hậu là người gốc Việt. Ông từng đảm nhiệm công việc kỹ sư trưởng mẫu Mustang năm 2005, đưa mẫu xe này hồi sinh với phong cách retro do chính mình khởi xướng, gây sức ép khiến Chevrolet phải tung ra Camaro thế hệ thứ 5. Trước đó, ông làm việc tại bộ phận xe đua CART, nơi phát triển mẫu Lincoln LS, rồi thành kỹ sư trưởng của dòng Thunderbird.
Bên cạnh đó, Tăng Thái Hậu từng phụ trách phân nhánh SVT (Special Vehicle Team), đảm nhiệm công việc đưa ra những mẫu xe Ford hiệu xuất cao, và từng là Giám đốc điều hành chương trình sản phẩm toàn cầu, và Giám đốc mảng sáng tạo nâng cao sản phẩm.
Sau khi tốt nghiệp và làm việc ở Ford vào năm 1993, Tăng Thái Hậu từng là kỹ sư phụ trách các vấn đề kỹ thuật cho các tay đua Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas CART và IndyCar. Ông đóng góp không nhỏ vào 6 chiến thắng và 11 lần đứng trong top 3 của Ford.
Vào thời điểm Ford Mustang 2005 ra mắt, Tăng Thái Hậu nói với Los Angeles Times rằng ông từng nhìn thấy chiếc Mustang đầu tiên khi còn ở Sài Gòn. Một chiếc Mustang phiên bản Mach 1 màu trắng. Lúc ấy, Tăng Thái Hậu là một cậu bé 5 tuổi.
"Chiếc xe thực sự để lại ấn tượng sâu trong tôi, với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp capô. Vẻ cơ bắp rất đặc trưng," Tăng Thái Hậu kể lại.
Bên cạnh đó, Tăng Thái Hậu từng phụ trách phân nhánh SVT (Special Vehicle Team), đảm nhiệm công việc đưa ra những mẫu xe Ford hiệu xuất cao, và từng là Giám đốc điều hành chương trình sản phẩm toàn cầu, và Giám đốc mảng sáng tạo nâng cao sản phẩm.
Sau khi tốt nghiệp và làm việc ở Ford vào năm 1993, Tăng Thái Hậu từng là kỹ sư phụ trách các vấn đề kỹ thuật cho các tay đua Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas CART và IndyCar. Ông đóng góp không nhỏ vào 6 chiến thắng và 11 lần đứng trong top 3 của Ford.
Vào thời điểm Ford Mustang 2005 ra mắt, Tăng Thái Hậu nói với Los Angeles Times rằng ông từng nhìn thấy chiếc Mustang đầu tiên khi còn ở Sài Gòn. Một chiếc Mustang phiên bản Mach 1 màu trắng. Lúc ấy, Tăng Thái Hậu là một cậu bé 5 tuổi.
"Chiếc xe thực sự để lại ấn tượng sâu trong tôi, với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp capô. Vẻ cơ bắp rất đặc trưng," Tăng Thái Hậu kể lại.
Sang Mỹ từ 1975, ông có bằng cử nhân kỹ sư cơ khí đại học Mellon và bằng thạc sĩ đại học Michigan. Sau khi tốt nghiệp, Tăng Thái Hậu làm việc với tư cách là kỹ sư của Ford và mua chiếc xe hơi đầu tiên, một chiếc Mustang.
Hiện ông có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, và vừa rời chức vụ Phó Chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu. Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch "One Ford" nổi tiếng của Alan Mulally. Trong vòng 8 năm, từ 2007 đến 2015, Ford đã rút gọn kết cấu xe toàn cầu từ 27 xuống 9, và đang trên đường tiến tới con số 8.
Năm 2001, bảo tàng Automotive Hall of Fame trao danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ và giải thưởng xuất sắc cho Tăng Thái Hậu.
Bên cạnh chức vụ Giám đốc Sản phẩm Ford toàn cầu, ông vẫn đảm nhiệm vai trò Phó Tổng Giám đốc phụ trách mua sắm toàn cầu. Công việc nghe chừng nhàm chán nhưng chính Ford chỉ ra rằng, Tăng Thái Hậu chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu 100 tỷ USD mỗi năm của hãng này. Tạp chí Automotive Supply Chain còn bình chọn ông là Nhà quản lý mua hàng của năm.
Hiện ông có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực phát triển sản phẩm, và vừa rời chức vụ Phó Chủ tịch bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu. Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch "One Ford" nổi tiếng của Alan Mulally. Trong vòng 8 năm, từ 2007 đến 2015, Ford đã rút gọn kết cấu xe toàn cầu từ 27 xuống 9, và đang trên đường tiến tới con số 8.
Năm 2001, bảo tàng Automotive Hall of Fame trao danh hiệu Nhà lãnh đạo trẻ và giải thưởng xuất sắc cho Tăng Thái Hậu.
Bên cạnh chức vụ Giám đốc Sản phẩm Ford toàn cầu, ông vẫn đảm nhiệm vai trò Phó Tổng Giám đốc phụ trách mua sắm toàn cầu. Công việc nghe chừng nhàm chán nhưng chính Ford chỉ ra rằng, Tăng Thái Hậu chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu 100 tỷ USD mỗi năm của hãng này. Tạp chí Automotive Supply Chain còn bình chọn ông là Nhà quản lý mua hàng của năm.
Theo VnExpress