Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ.
Thông tư 03 là văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2018. Về cơ bản, Thông tư 03 chỉ làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116 và quy định chi tiết hơn các yêu cầu, thủ tục… đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu chứ không "nới lỏng" theo đề xuất trước đó của nhiều doanh nghiệp ô tô.
Tại Điều 3 về "giải thích từ ngữ", Thông tư 03 nêu rõ khái niệm "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài" là cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật được nước ngoài chấp thuận, thừa nhận, công nhận có chức năng phát hành các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô (VTA-Vehicle Type Approval); tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với các nhà máy sản xuất ra kiểu loại ôtô nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trong rất nhiều các giấy tờ, thủ tục bắt buộc để đạt điều kiện nhập khẩu ô tô thì loại giấy tờ được xem là quan trọng nhất là VTA. Theo giải thích của Thông tư 03, đây là giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc gồm giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại ô tô và giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc kiểu loại động cơ.
Thông tư 03 là văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định tại Nghị định 116 của Chính phủ và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/3/2018. Về cơ bản, Thông tư 03 chỉ làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116 và quy định chi tiết hơn các yêu cầu, thủ tục… đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu chứ không "nới lỏng" theo đề xuất trước đó của nhiều doanh nghiệp ô tô.
Tại Điều 3 về "giải thích từ ngữ", Thông tư 03 nêu rõ khái niệm "cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài" là cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật được nước ngoài chấp thuận, thừa nhận, công nhận có chức năng phát hành các loại giấy tờ như: giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô (VTA-Vehicle Type Approval); tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với các nhà máy sản xuất ra kiểu loại ôtô nhập khẩu; giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Trong rất nhiều các giấy tờ, thủ tục bắt buộc để đạt điều kiện nhập khẩu ô tô thì loại giấy tờ được xem là quan trọng nhất là VTA. Theo giải thích của Thông tư 03, đây là giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc gồm giấy chứng nhận về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với kiểu loại ô tô và giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô hoặc kiểu loại động cơ.
Điểm đáng chú ý tiếp theo tại Thông tư 03 là việc làm rõ hơn quy định về kiểm định theo từng lô cùng hệ thống các loại giấy tờ để kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Theo quy định này, mỗi mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong mỗi lô xe nhập khẩu sẽ phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật. Chẳng hạn, một lô xe được doanh nghiệp nhập khẩu có 3 kiểu loại ô tô thì mỗi kiểu loại sẽ phải lấy ngẫu nhiên một xe để thực hiện hoạt động kiểm định.
Như vậy, với việc Thông tư 03 quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện và làm rõ hơn các khái niệm nêu trong Nghị định 116, các doanh nghiệp đã bắt đầu có thể hoàn tất cả thủ tục, giấy tờ để tiến hành nhập khẩu ô tô.
Trước khi Thông tư 03 được ban hành, một số doanh nghiệp lớn cho biết đã phải loay hoay và chờ đợi vì không biết phải thực hiện cụ thể thế nào để hoàn tất các thủ tục đúng theo quy định.
Mặc dù vậy, với việc không nới lỏng các quy định như một số thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) từng đề xuất, Thông tư 03 vẫn là một rào cản khó vượt đối với nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Đặc biệt là với một số hãng xe Nhật Bản. Trao đổi với phóng viên, đại diện một số hãng xe như Toyota hay Honda đều cho rằng Thông tư 03 và cao hơn là Nghị định 116 không khác gì một "bức tường" cao mà họ không thể vượt qua được để nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, ít nhất là trong khoảng 3 tháng tới.
Thậm chí với các quy định thắt chặt của Nghị định 116, ngay cả các tập đoàn mẹ như Toyota và Honda tại Nhật Bản cũng đã từng cho biết sẽ dừng hoạt động sản xuất ô tô để xuất khẩu sang thị trường Việt Nam, bao gồm cả thương hiệu hạng sang là Lexus.
Trái lại, một số doanh nghiệp khác, chủ yếu là doanh nghiệp nhập khẩu ô tô từ Châu Âu, lại cho rằng hoàn toàn có thể thực hiện được các quy định tại Thông tư 03 dù không hoàn toàn dễ dàng.
Trước khi Thông tư 03 được ban hành, đại diện Thaco (đơn vị nhập khẩu và phân phối thương hiệu BMW, MINI và Peugeot) đã cho biết, chỉ cần nắm rõ quy định cơ quan cụ thể nào có thẩm quyền cấp các loại giấy chứng nhận thì doanh nghiệp sẽ thực hiện được.
Ngay tại thời điểm ra mắt thương hiệu BMW và MINI, đại diện BMW cũng khẳng định sẽ đề nghị Chính phủ Đức hỗ trợ để Thaco nhập khẩu và phân phối xe BMW và MINI một cách thuận lợi nhất.
Dù các quy định đã được hướng dẫn thực hiện cụ thể, nhưng với những yêu cầu khắt khe, Thông tư 03 vẫn được xem là một "hàng rào" khó vượt đối với ô tô nhập khẩu.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, để có thể hoàn tất các thủ tục thì cũng phải mất ít nhất 4-5 tháng nữa, thậm chí là lâu hơn thì ô tô nhập khẩu mới có thể về đến Việt Nam. Trong khoảng thời gian đó, thị trường ô tô chắc chắc sẽ rất ảm đạm.
Bên cạnh đó, với quy định về kiểm định ngẫu nhiên theo từng lô xe, thời gian chờ đợi và chi phí cho hoạt động kiểm định sẽ khiến cho cơ cấu giá xe thay đổi và gần như đương nhiên, giá bán lẻ ô tô nhập khẩu sẽ bị đội lên. "Đây sẽ là một thiệt thòi đáng kể với người tiêu dùng nếu doanh nghiệp không còn chỗ để "cắt" chi phí", giám đốc một doanh nghiệp phân phối ô tô chia sẻ.
Theo VnEconomy