Theo Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, sản lượng sản xuất, tiêu thụ ô tô trong năm 2017 giảm so với năm 2016. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do tâm lý chờ đợi xe nhập khẩu giá rẻ theo lộ trình hội nhập AFTA, khi thuế về bằng 0% vào năm 2018, khiến doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe đều không như kì vọng.
Tiêu thụ ô tô sụt giảm do người tiêu dùng chờ đợi giảm thuế
Số liệu của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 12/2017, Việt Nam sản xuất, lắp ráp được 27.700 chiếc ô tô, giảm 4,4% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế cả năm 2017, sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam đạt 238.300 xe, giảm 6,6% so với năm 2016.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tâm lý chờ đợi xe nhập khẩu giá rẻ theo lộ trình hội nhập AFTA, khi thuế suất về bằng 0% vào năm 2018, khiến doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe đều không như kì vọng.
Để kích cầu, năm 2017, các hãng xe đua nhau giảm giá bán. Mức giá giảm từ vài chục triệu đồng đến 200 triệu đồng trong nửa cuối năm 2017.
Về tiêu thụ, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tháng 12 của toàn thị trường đạt 27.882 xe, tăng 12,6% so với tháng 11 và giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số liệu của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 12/2017, Việt Nam sản xuất, lắp ráp được 27.700 chiếc ô tô, giảm 4,4% so với tháng trước và giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế cả năm 2017, sản xuất, lắp ráp ô tô của Việt Nam đạt 238.300 xe, giảm 6,6% so với năm 2016.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tâm lý chờ đợi xe nhập khẩu giá rẻ theo lộ trình hội nhập AFTA, khi thuế suất về bằng 0% vào năm 2018, khiến doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe đều không như kì vọng.
Để kích cầu, năm 2017, các hãng xe đua nhau giảm giá bán. Mức giá giảm từ vài chục triệu đồng đến 200 triệu đồng trong nửa cuối năm 2017.
Về tiêu thụ, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số tháng 12 của toàn thị trường đạt 27.882 xe, tăng 12,6% so với tháng 11 và giảm 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, có 14.621 xe du lịch được bán ra, tăng 14% so với tháng 11, xe thương mại tăng 13% với 11.889 xe và 1.372 xe chuyên dụng, giảm 6% so với tháng trước. Trong số này có 20.047 xe lắp ráp trong nước, tăng 13,3% so với tháng trước và 7.835 xe nhập khẩu nguyên chiếc, tăng 11,1%.
Tính chung cả năm 2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 272.743 xe, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Xét về xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 197.095 xe, giảm 13,7%; xe nhập khẩu đạt 75.648 xe, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017 cũng chứng kiến lượng xe tiêu thụ giảm 10,3% so với năm 2016 khi toàn thị trường chỉ mua 272.743 ô tô các loại (theo VAWA).
Nhiều doanh nghiệp khởi công các dự án lớn
Theo Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, năm 2017, các chính sách mới đã có tác động tích cực đến ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Mặc dù 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng trong khu vực, với hàng rào thuế quan gần như được gỡ bỏ hoàn toàn và ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu để giữ vững được thị trường, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam trong năm 2017 đã khởi công nhiều dự án với quy mô lớn, thể hiện quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô đón đầu xu thế hội nhập quốc tế.
Thông tin của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cũng cho thấy, năm 2017, Hyundai Thành Công đã thiết lập liên doanh sản xuất, lắp ráp xe du lịch Hyundai công suất 54.000 xe du lịch/năm và sắp tới sẽ mở rộng xây dựng nhà máy mới công suất 120.000 xe/năm cùng việc phát triển trung tâm công nghiệp phụ trợ để cung cấp cho tổ hợp sản xuất.
Bên cạnh đó, trong năm 2017, dựa trên nền tảng của sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa Hyundai Thành Công và Tập đoàn Hyundai trong gần 10 năm qua, hai bên chính thức thành lập liên doanh sản xuất, lắp ráp và phân phối xe thương mại tại thị trường Việt Nam. Công suất nhà máy dự kiến cho dòng xe tải sẽ là 30.000 xe/năm và xe khách/xe bus là 12.000 xe/năm.
"Các nhà máy của Hyundai tại Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở việc phân phối trong nước mà sẽ hướng tới mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hóa 40% và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năm của Hyundai trên toàn thế giới, trong đó gần nhất là khu vực ASEAN," Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho hay.
Cũng trong năm 2017, Thaco nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hoàn toàn mới (các mẫu xe thế hệ thứ 7) của Tập đoàn Mazda vào năm 2018. Công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1: 50.000 xe/năm); tổng diện tích 7,5 ha. Vốn đầu tư 20 triệu USD; Tập đoàn Mazda và Thaco cũng đẩy mạnh chiến lược sản xuất tại Việt Nam thông qua việc phát triển thêm các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô.
Tính chung cả năm 2017, tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 272.743 xe, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Xét về xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước đạt 197.095 xe, giảm 13,7%; xe nhập khẩu đạt 75.648 xe, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2016. Năm 2017 cũng chứng kiến lượng xe tiêu thụ giảm 10,3% so với năm 2016 khi toàn thị trường chỉ mua 272.743 ô tô các loại (theo VAWA).
Nhiều doanh nghiệp khởi công các dự án lớn
Theo Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương, năm 2017, các chính sách mới đã có tác động tích cực đến ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.
Mặc dù 2017 là năm có ý nghĩa quan trọng khi ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đứng trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng trong khu vực, với hàng rào thuế quan gần như được gỡ bỏ hoàn toàn và ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nhập khẩu để giữ vững được thị trường, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam trong năm 2017 đã khởi công nhiều dự án với quy mô lớn, thể hiện quan tâm của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc phát triển ngành công nghiệp ô tô đón đầu xu thế hội nhập quốc tế.
Thông tin của Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cũng cho thấy, năm 2017, Hyundai Thành Công đã thiết lập liên doanh sản xuất, lắp ráp xe du lịch Hyundai công suất 54.000 xe du lịch/năm và sắp tới sẽ mở rộng xây dựng nhà máy mới công suất 120.000 xe/năm cùng việc phát triển trung tâm công nghiệp phụ trợ để cung cấp cho tổ hợp sản xuất.
Bên cạnh đó, trong năm 2017, dựa trên nền tảng của sự hợp tác lâu dài và bền vững giữa Hyundai Thành Công và Tập đoàn Hyundai trong gần 10 năm qua, hai bên chính thức thành lập liên doanh sản xuất, lắp ráp và phân phối xe thương mại tại thị trường Việt Nam. Công suất nhà máy dự kiến cho dòng xe tải sẽ là 30.000 xe/năm và xe khách/xe bus là 12.000 xe/năm.
"Các nhà máy của Hyundai tại Việt Nam sẽ không chỉ dừng lại ở việc phân phối trong nước mà sẽ hướng tới mục tiêu đạt tỉ lệ nội địa hóa 40% và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năm của Hyundai trên toàn thế giới, trong đó gần nhất là khu vực ASEAN," Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương cho hay.
Cũng trong năm 2017, Thaco nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn hoàn toàn mới (các mẫu xe thế hệ thứ 7) của Tập đoàn Mazda vào năm 2018. Công suất 100.000 xe/năm (giai đoạn 1: 50.000 xe/năm); tổng diện tích 7,5 ha. Vốn đầu tư 20 triệu USD; Tập đoàn Mazda và Thaco cũng đẩy mạnh chiến lược sản xuất tại Việt Nam thông qua việc phát triển thêm các nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô.
Theo VnMedia