Do không thể nhập xe về nước, nguồn hàng "dự trữ" cạn kiệt khiến doanh số nhiều mẫu bán tải liên tục giảm sút trong những tháng đầu năm 2018.
Mặc dù giá bán các mẫu xe bán tải tại thị trường Việt Nam được đánh giá là sẽ không thay đổi nhiều khi thuế nhập khẩu từ ASEAN giảm về 0% vào đầu năm 2018 (theo cam kết Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - ATIGA), do từ trước năm 2018, xe bán tải nhập khẩu từ ASEAN đã được hưởng thuế suất ưu đãi chỉ 5%.
Tuy nhiên, những quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 đã siết chặt việc nhập khẩu xe khiến dòng bán tải chịu ảnh hưởng nhiều nhất… Doanh số của dòng xe bán tải những tháng đầu năm 2018 liên tục giảm sút nặng nề và rơi vào tình trạng "cung không đủ cầu".
Tuy nhiên, những quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 đã siết chặt việc nhập khẩu xe khiến dòng bán tải chịu ảnh hưởng nhiều nhất… Doanh số của dòng xe bán tải những tháng đầu năm 2018 liên tục giảm sút nặng nề và rơi vào tình trạng "cung không đủ cầu".
Cụ thể, theo báo cáo bán hàng của VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong tháng 4/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 21.123 xe, gần bằng doanh số bán tháng 3/2018 (21.127 xe) và giảm 4% so với tháng 4/2017.
Trong đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.910 xe, giảm 5% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu là 3.213 xe, tăng 37% so với tháng trước.
Đáng chú ý, trong tháng 4/2018, doanh số của dòng xe bán tải chỉ đạt 349 chiếc giảm 70% so với tháng 3/2018. Đây là con số thấp kỷ lục của dòng xe này trong vòng 5 năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam.
"Ông vua bán tải" Ford Ranger, một trong những mẫu xe bán chạy nhất thị trường hàng tháng và luôn dẫn đầu về doanh số ở phân khúc bán tải, cũng chỉ bán được 73 xe giảm tới gần 96% so với tháng 3/2018 (706 xe).
Trong đó, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.910 xe, giảm 5% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu là 3.213 xe, tăng 37% so với tháng trước.
Đáng chú ý, trong tháng 4/2018, doanh số của dòng xe bán tải chỉ đạt 349 chiếc giảm 70% so với tháng 3/2018. Đây là con số thấp kỷ lục của dòng xe này trong vòng 5 năm trở lại đây tại thị trường Việt Nam.
"Ông vua bán tải" Ford Ranger, một trong những mẫu xe bán chạy nhất thị trường hàng tháng và luôn dẫn đầu về doanh số ở phân khúc bán tải, cũng chỉ bán được 73 xe giảm tới gần 96% so với tháng 3/2018 (706 xe).
Một mẫu xe khác cũng lâm vào tình trạng tương tự là Chevrolet Colorado cũng chỉ bán được 15 chiếc trong tháng 4/2018 giảm tới 82% so với tháng 3/2018 (123 xe).
Mẫu xe dẫn đầu phân khúc bán tải trong tháng 4/2018 là Mazda BT-50 cũng chỉ bán được 120 xe do còn tồn lại từ các lô đã nhập khẩu và thông quan từ trong năm 2017. Đặc biệt, Toyota Hilux trong tháng 4/2018 chỉ bán được 2 xe.
Nếu cộng dồn 4 tháng đầu năm 2018, doanh số xe bán tải tại Việt Nam (không tính mẫu Nissan NP300 Navara) chỉ đạt 4.815 xe, giảm gần 2.500 xe so với cùng kỳ năm 2017.
Theo giới kinh doanh xe, trong thời gian tới doanh số của dòng xe này vẫn chưa thể đạt được các con số như năm 2017 vì hết tháng 4/2018 vẫn chưa có thương hiệu kinh doanh xe bán tải nào tại Việt Nam hoàn thiện được thủ tục thông quan.
Đến tháng 5/2018, mới chỉ có mẫu Colorado của Chevrolet hoàn thiện được các thủ tục để thông quan. Còn lại các thương hiệu Ford, Toyota, Mitsubishi… vẫn đang tìm cách đáp ứng những quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 để có thể nhập xe trở lại.
Mẫu xe dẫn đầu phân khúc bán tải trong tháng 4/2018 là Mazda BT-50 cũng chỉ bán được 120 xe do còn tồn lại từ các lô đã nhập khẩu và thông quan từ trong năm 2017. Đặc biệt, Toyota Hilux trong tháng 4/2018 chỉ bán được 2 xe.
Nếu cộng dồn 4 tháng đầu năm 2018, doanh số xe bán tải tại Việt Nam (không tính mẫu Nissan NP300 Navara) chỉ đạt 4.815 xe, giảm gần 2.500 xe so với cùng kỳ năm 2017.
Theo giới kinh doanh xe, trong thời gian tới doanh số của dòng xe này vẫn chưa thể đạt được các con số như năm 2017 vì hết tháng 4/2018 vẫn chưa có thương hiệu kinh doanh xe bán tải nào tại Việt Nam hoàn thiện được thủ tục thông quan.
Đến tháng 5/2018, mới chỉ có mẫu Colorado của Chevrolet hoàn thiện được các thủ tục để thông quan. Còn lại các thương hiệu Ford, Toyota, Mitsubishi… vẫn đang tìm cách đáp ứng những quy định của Nghị định 116/2017/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu linh kiện và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô do Chính phủ ban hành và Thông tư số 03/2018/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 116 để có thể nhập xe trở lại.
Theo VOV