Khi có một người dám đầu tư lớn mời vào một cuộc chơi lớn mà không chơi thì sẽ là điều đáng tiếc và hối hận - cựu CEO của Bosch nói về hành trình tới VinFast.
Tại Diễn đàn Kinh doanh 2018 do tạp chí Forbes tổ chức chiều 25/7, ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Vingroup, chia sẻ về quyết định đầu quân và phụ trách mảng ô tô cho doanh nghiệp này.
Mất 5 tháng để chốt việc liên kết với BMW
"Tôi không ngại chia sẻ rằng, tôi đến đây là vì sự hấp dẫn của động cơ ô tô - linh hồn của một chiếc xe. Là người học về chuyên ngành động cơ của đại học nổi tiếng nhất nước Đức, tôi có một sự thôi thúc lớn. Nếu trước đây không có điều kiện thì gác lại nhưng bây giờ có một người chịu chơi và chơi lớn như thế mà mình không chơi thì uổng quá," ông Huệ chia sẻ.
Theo ông, câu chuyện về giấc mơ ô tô thương hiệu Việt đã gắn liền với những ngã rẽ của cuộc đời ông. Đồng thời tinh thần quyết liệt muốn hiện thực hoá đề án làm ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuyết phục được ông.
Người từng 11 năm gắn bó với Bosch, gần 25 làm việc cho BMW cho biết "chưa bao giờ thấy mình trẻ như bây giờ".
Tại Diễn đàn Kinh doanh 2018 do tạp chí Forbes tổ chức chiều 25/7, ông Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Vingroup, chia sẻ về quyết định đầu quân và phụ trách mảng ô tô cho doanh nghiệp này.
Mất 5 tháng để chốt việc liên kết với BMW
"Tôi không ngại chia sẻ rằng, tôi đến đây là vì sự hấp dẫn của động cơ ô tô - linh hồn của một chiếc xe. Là người học về chuyên ngành động cơ của đại học nổi tiếng nhất nước Đức, tôi có một sự thôi thúc lớn. Nếu trước đây không có điều kiện thì gác lại nhưng bây giờ có một người chịu chơi và chơi lớn như thế mà mình không chơi thì uổng quá," ông Huệ chia sẻ.
Theo ông, câu chuyện về giấc mơ ô tô thương hiệu Việt đã gắn liền với những ngã rẽ của cuộc đời ông. Đồng thời tinh thần quyết liệt muốn hiện thực hoá đề án làm ô tô của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thuyết phục được ông.
Người từng 11 năm gắn bó với Bosch, gần 25 làm việc cho BMW cho biết "chưa bao giờ thấy mình trẻ như bây giờ".
Ông Huệ cho biết ông đã tham dự cuộc họp đầu tiên về dự án công nghiệp ô tô của Vingroup và là một nhịp cầu cho quyết định mua bản quyền sáng chế của BMW của doanh nghiệp này. Theo ông Huệ, Việt Nam là nước duy nhất được BMW cho phép sản xuất động cơ.
"Từng làm việc cho BMW 24 năm 8 tháng, biết quy trình cần thiết để có được quyết định liên kết, có bản quyền sở hữu trí tuệ cho phát triển sản xuất là rất khó. Không ngờ chúng tôi chỉ mất 5 tháng. Những người có hiểu biết về ngành ô tô cũng ngạc nhiên," ông Huệ cho biết.
Vingroup mơ xuất khẩu công nghiệp phụ trợ cho ô tô
Nhìn về ngành công nghiệp ô tô, Phó Tổng Giám đốc Vingroup cho rằng nền tảng công nghệ vẫn là vấn đề cốt lõi để nội địa hóa.
"Điều khó cho Việt Nam chính là sản xuất quy mô nhỏ trong nền công nghiệp ô tô," ông Huệ nói.
Người phụ trách mảng ô tô của Vingroup cho biết thông thường ở Việt Nam chỉ sản xuất 5.000 đến 10.000 chiếc trong một đời xe là không đủ để phát triển công nghệ phụ trợ. Với quy mô sản xuất này không thể đầu tư cao để có chất lượng cao phục vụ cạnh tranh.
Theo ông Huệ, bài toán của VinFast là bài toán đầu tư lớn, sản xuất lớn, số lượng lớn. Đây là sức hút lớn để đầu tư công nghệ phụ trợ.
Hiện nay doanh nghiệp ông điều hành đã đặt mục tiêu rõ ràng là về lâu dài sẽ đạt được 50% tỷ lệ nội địa hóa.
Ông Huệ cho biết hiện VinFast có 8 đề án cho công nghệ phụ trợ để chuẩn bị cho nhà máy ô tô xuất xưởng thời gian tới. Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục kết nối thêm nhiều cơ sở để triển khai 3 hình thức đầu tư nhằm phát triển toàn diện hơn công nghệ phụ trợ, bao gồm tự đầu tư nhà máy sản xuất, liên doanh, và mở xưởng để các công ty thuê lại mặt bằng và sản xuất ngay tại chỗ để cung cấp cho VinFast.
"Nếu tận dụng được cơ hội đó, tại sao không kỳ vọng Việt Nam sẽ xuất khẩu được công nghệ phụ trợ," ông nhấn mạnh
Ông tin rằng với quy trình và quy mô như vậy, không ít nhà đầu tư tự tin tham gia vào công nghệ phụ trợ và sẽ làm tốt.
Cách đây hơn 10 tháng, ngày 2/9/2017, Vingroup đã khởi công dự án tổ hợp sản xuất ô ô Vinfast với công suất dự kiến đạt 500.000 xe/năm. Doanh nghiệp dự kiến ra mắt sản phẩm xe máy điện đầu tiên sau 12 tháng và sản phẩm ô tô sau 24 tháng.
"Từng làm việc cho BMW 24 năm 8 tháng, biết quy trình cần thiết để có được quyết định liên kết, có bản quyền sở hữu trí tuệ cho phát triển sản xuất là rất khó. Không ngờ chúng tôi chỉ mất 5 tháng. Những người có hiểu biết về ngành ô tô cũng ngạc nhiên," ông Huệ cho biết.
Vingroup mơ xuất khẩu công nghiệp phụ trợ cho ô tô
Nhìn về ngành công nghiệp ô tô, Phó Tổng Giám đốc Vingroup cho rằng nền tảng công nghệ vẫn là vấn đề cốt lõi để nội địa hóa.
"Điều khó cho Việt Nam chính là sản xuất quy mô nhỏ trong nền công nghiệp ô tô," ông Huệ nói.
Người phụ trách mảng ô tô của Vingroup cho biết thông thường ở Việt Nam chỉ sản xuất 5.000 đến 10.000 chiếc trong một đời xe là không đủ để phát triển công nghệ phụ trợ. Với quy mô sản xuất này không thể đầu tư cao để có chất lượng cao phục vụ cạnh tranh.
Theo ông Huệ, bài toán của VinFast là bài toán đầu tư lớn, sản xuất lớn, số lượng lớn. Đây là sức hút lớn để đầu tư công nghệ phụ trợ.
Hiện nay doanh nghiệp ông điều hành đã đặt mục tiêu rõ ràng là về lâu dài sẽ đạt được 50% tỷ lệ nội địa hóa.
Ông Huệ cho biết hiện VinFast có 8 đề án cho công nghệ phụ trợ để chuẩn bị cho nhà máy ô tô xuất xưởng thời gian tới. Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục kết nối thêm nhiều cơ sở để triển khai 3 hình thức đầu tư nhằm phát triển toàn diện hơn công nghệ phụ trợ, bao gồm tự đầu tư nhà máy sản xuất, liên doanh, và mở xưởng để các công ty thuê lại mặt bằng và sản xuất ngay tại chỗ để cung cấp cho VinFast.
"Nếu tận dụng được cơ hội đó, tại sao không kỳ vọng Việt Nam sẽ xuất khẩu được công nghệ phụ trợ," ông nhấn mạnh
Ông tin rằng với quy trình và quy mô như vậy, không ít nhà đầu tư tự tin tham gia vào công nghệ phụ trợ và sẽ làm tốt.
Cách đây hơn 10 tháng, ngày 2/9/2017, Vingroup đã khởi công dự án tổ hợp sản xuất ô ô Vinfast với công suất dự kiến đạt 500.000 xe/năm. Doanh nghiệp dự kiến ra mắt sản phẩm xe máy điện đầu tiên sau 12 tháng và sản phẩm ô tô sau 24 tháng.
Theo Zing News