Sự tồn tại của những chiếc siêu xe ngày nay có vẻ khá phi logic khi chính phủ các nước trên thế giới liên tục đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tốc độ giới hạn, lượng khí thải... Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều hãng sản xuất siêu xe mới được thành lập và ngày càng mở rộng phạm vi sản phẩm của mình.
Nếu siêu xe quá nhanh, quá mạnh và quá không thực tế đối với các con đường đông đúc, thì điểm thu hút của chúng là gì? Ngoài những sở thích "vô lý" ra thì vẫn còn đó muôn vàn những lí do hợp lí và thực tế khi hầu hết ai cũng khao khác sỡ hữu một chiếc siêu xe.
Động cơ mạnh mẽ và hiệu quả
Tạo ra công suất tối đa và lượng tiêu hao nhiên liệu lớn thường gắn liền với hầu hết những chiếc siêu xe, nhưng khi "cân đo" các chỉ số nhiên liệu được tiết kiệm khi sức mạnh tạo ra thì hiệu quả so sánh có được thực sự khá tốt. Ví dụ, Nissan Altima với động cơ 2.5L tạo ra công suất 179 mã lực và tiêu thụ lượng nhiên liệu 6,2 lít/100km trên đường cao tốc, trong khi đó Ferrari 488 GTB sản sinh công suất tới 661 mã lực nhưng chỉ tiêu thụ 10,7 lít/100km. Các phép tính nghe có vẻ thô thiển ít nhiều nhưng đều cho thấy rõ ràng Ferrari 488 GTB đã chiến thắng hoàn toàn.
Ngay cả khi không sử dụng các phép toán, công nghệ tiên tiến trong động cơ siêu xe thực sự đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp ô tô. Chỉ cần nhìn vào Alfa Romeo Quadrifoglio phiên bản sử dụng động cơ tăng áp kép 2.9L V6, nó tạo ra nhiều sức mạnh hơn bất kỳ "đối thủ" nào đến từ Đức có động cơ tương tự.
Hệ thống phanh hoạt động chính xác
Hệ thống phanh hoạt động hiệu quả trong các tình huống khắc nghiệt là rất quan trọng trong đua xe và trên các mẫu siêu xe có tốc độ lớn. Phanh đĩa có thể được dùng khá phổ biến hiện nay, nhưng mấy ai biết rằng nó đã xuất hiện trên những chiếc xe nhanh nhất vào những năm 1950 khi được đưa vào thử nghiệm.
Các vấn đề như loại bỏ phanh hãm và tối ưu hóa hiệu suất phanh trong nhiều điều kiện khác nhau là một phần trong quá trình nghiên cứu phát triển rồi đưa vào hệ thống phanh của các nhà sản xuất siêu xe. Phanh Carbon Ceramic chính là công nghệ tiếp theo được áp dụng trên những chiếc siêu xe, hoạt động bền hơn, hiệu suất ổn định hơn và trọng lượng nhẹ hơn. Có thể thấy mọi nút thắt đều từ từ được giải quyết từ những chiếc siêu xe.
Hệ thống treo ổn định
Trong quá khứ, hầu hết những chiếc siêu xe thường có hệ thống treo rất cứng và chỉ hoạt động mượt mà trên những mặt đường trơn tru. Tuy nhiên, những năm gần đây, những chiếc siêu xe nhất mới như của McLaren có thể mang đến một chuyến đi hoàn hảo như các dòng xe sedan gia đình trong khi vẫn có thể ôm cua tốc độ cao và phản ứng như một chiếc xe thể thao thuần chủng.
Công nghệ tiên tiến dần dần được sàng lọc và áp dụng vào những chiếc xe sản xuất hàng loạt theo đúng trình tự, ngay cả bây giờ bạn cũng sẽ nhận thấy nhiều lợi ích từ các bài học kinh nghiệm trên các siêu xe của thập kỷ trước trong chiếc xe hiện tại của mình. Ví dụ điển hình là mâm xe 18 và 19-inch có mặt hôm nay đã được tạo ra từ trải nghiệm khó chịu của những chuyến đi ở thời điểm 10 hoặc 15 năm trước.
Tối ưu hóa khí động học
Phải mất hàng thập kỷ thử nghiệm thì thiết kế khí động học trên xe hơi mới đạt đến trình độ như ta thấy hiện nay. Không chỉ đơn giản là giúp cải thiện diện mạo bên ngoài, tính khí động học còn giúp xe tối ưu khả năng di chuyển cũng như tốc độ. Để tăng thêm lực nén (downforce) xuống mặt đường, Pagani Huayra được trang bị một cánh gió nhỏ phía sau điều chỉnh điện dựa theo tốc độ và công nghệ tương tự bây giờ xuất hiện trên BMW 3-Series GT và Porsche Panamera.
Tăng hiệu suất chung nhờ cạnh tranh
Cũng giống như trong đua xe, các kỹ sư phát triển siêu xe cần phải không ngừng sáng tạo để đạt được lợi thế cạnh tranh so với phần còn lại của thị trường khốc liệt này. Tính khí động học hay trải nghiệm lái tốt có vẻ hơi "nhiều" trên một chiếc xe như Toyota Camry, thay vào đó hộp số có khả năng sang số nhanh hay hệ thống điều khiển lực kéo thông minh trở nên đáng chú ý hơn rất nhiều.
Những chiếc siêu xe hybrid hay điện cũng là môi trường thử nghiệm tuyệt vời để xem công nghệ này sẽ hoạt động như thế nào trong điều kiện khắc nghiệt, tạo ra các hệ thống truyền động hiệu quả hơn cho những chiếc xe trong tương lai. Tất cả những cải tiến ở các bộ phận đều góp phần làm nên một chiếc xe ngày hôm nay hiệu quả hơn nhiều so với mẫu xe của 20 năm trước. Và chúng đều xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển siêu xe.
Công nghệ an toàn tiên tiến
Hiện nay, hầu hết các hệ thống an toàn mới nhất đều xuất hiện trên những chiếc xe hạng sang như Mercedes-Benz S-Class hay BMW 7-Series, nhưng họ không phải là những hãng duy nhất giới thiệu công nghệ tiên tiến vào các dòng xe trên thị trường. Những công nghệ an toàn ngày nay đã được thử nghiệm rất nhiều trên siêu xe trước đây. Ví dụ như Porsche 959 đánh dấu sự ra mắt của công nghệ lốp Runflat và chứng minh rằng khung gầm bằng nhôm được gia cố thêm bằng sợi Kevlar vừa nhẹ vừa cực kỳ chắc chắn.
Vật liệu lạ
Sợi carbon, nhôm, Kevlar hay các loại vật liệu tổng hợp kỳ lạ tất cả đều thường được ứng dụng đầu tiên lên siêu xe. McLaren F1 là một trong những chiếc xe đường phố đầu tiên có khung gầm được chế tạo hoàn toàn bằng sợi carbon gọi là MonoCell, ứng dụng từ xe đua F1, giúp bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn. Nhưng ở thời điểm đó các kỹ sư phải mất 4.000 giờ để chế tạo ra bộ khung này. Vào năm 2011 khi MP4-12C xuất hiện thì thời gian đã giảm xuống chỉ còn 4 giờ.
Ai trong chúng ta cũng đều thích mơ
Không phải lúc nào tất cả mọi thứ trong cuộc sống cũng cần phải được "neo" ở hiện thực và lý luận logic. Sau tất cả, chúng ta là con người. Mặc dù siêu xe không thể làm hưng phấn mọi người theo cùng một cách, cùng một mức độ, nhưng đôi khi chúng ta cần thứ gì đó bất chấp lý do, khao khát thỏa mãn cảm xúc và nguyện vọng của mình. Thậm chí nếu không bao giờ sở hữu được một chiếc siêu xe, chúng ta vẫn thấy tự hào nhất định khi được đến gần và ngắm nhìn một thứ gì đó hấp dẫn đến kỳ lạ.
Nhu cầu về tốc độ
Rất lâu kể từ khi những chiếc xe hơi ra đời, vẫn luôn có những người cố gắng đi nhanh hơn để vượt qua những người khác. Bugatti Chiron hay Dodge Challenger SRT Demon tồn tại chỉ vì lý do này, nhưng những kinh nghiệm rút ra từ việc có được những chiếc xe như thế đã đạt đến tầm cao mới và giúp cho dòng xe sedan hiện đại mượt mà và yên tĩnh hơn về tốc độ. Tốc độ trên 400 km/h nghe có vẻ lố bịch nhưng 70 năm trước những chiếc xe ấy đã đi được 160 km/h rồi.
Tạo ra công suất tối đa và lượng tiêu hao nhiên liệu lớn thường gắn liền với hầu hết những chiếc siêu xe, nhưng khi "cân đo" các chỉ số nhiên liệu được tiết kiệm khi sức mạnh tạo ra thì hiệu quả so sánh có được thực sự khá tốt. Ví dụ, Nissan Altima với động cơ 2.5L tạo ra công suất 179 mã lực và tiêu thụ lượng nhiên liệu 6,2 lít/100km trên đường cao tốc, trong khi đó Ferrari 488 GTB sản sinh công suất tới 661 mã lực nhưng chỉ tiêu thụ 10,7 lít/100km. Các phép tính nghe có vẻ thô thiển ít nhiều nhưng đều cho thấy rõ ràng Ferrari 488 GTB đã chiến thắng hoàn toàn.
Ngay cả khi không sử dụng các phép toán, công nghệ tiên tiến trong động cơ siêu xe thực sự đem lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp ô tô. Chỉ cần nhìn vào Alfa Romeo Quadrifoglio phiên bản sử dụng động cơ tăng áp kép 2.9L V6, nó tạo ra nhiều sức mạnh hơn bất kỳ "đối thủ" nào đến từ Đức có động cơ tương tự.
Hệ thống phanh hoạt động chính xác
Hệ thống phanh hoạt động hiệu quả trong các tình huống khắc nghiệt là rất quan trọng trong đua xe và trên các mẫu siêu xe có tốc độ lớn. Phanh đĩa có thể được dùng khá phổ biến hiện nay, nhưng mấy ai biết rằng nó đã xuất hiện trên những chiếc xe nhanh nhất vào những năm 1950 khi được đưa vào thử nghiệm.
Các vấn đề như loại bỏ phanh hãm và tối ưu hóa hiệu suất phanh trong nhiều điều kiện khác nhau là một phần trong quá trình nghiên cứu phát triển rồi đưa vào hệ thống phanh của các nhà sản xuất siêu xe. Phanh Carbon Ceramic chính là công nghệ tiếp theo được áp dụng trên những chiếc siêu xe, hoạt động bền hơn, hiệu suất ổn định hơn và trọng lượng nhẹ hơn. Có thể thấy mọi nút thắt đều từ từ được giải quyết từ những chiếc siêu xe.
Hệ thống treo ổn định
Trong quá khứ, hầu hết những chiếc siêu xe thường có hệ thống treo rất cứng và chỉ hoạt động mượt mà trên những mặt đường trơn tru. Tuy nhiên, những năm gần đây, những chiếc siêu xe nhất mới như của McLaren có thể mang đến một chuyến đi hoàn hảo như các dòng xe sedan gia đình trong khi vẫn có thể ôm cua tốc độ cao và phản ứng như một chiếc xe thể thao thuần chủng.
Công nghệ tiên tiến dần dần được sàng lọc và áp dụng vào những chiếc xe sản xuất hàng loạt theo đúng trình tự, ngay cả bây giờ bạn cũng sẽ nhận thấy nhiều lợi ích từ các bài học kinh nghiệm trên các siêu xe của thập kỷ trước trong chiếc xe hiện tại của mình. Ví dụ điển hình là mâm xe 18 và 19-inch có mặt hôm nay đã được tạo ra từ trải nghiệm khó chịu của những chuyến đi ở thời điểm 10 hoặc 15 năm trước.
Tối ưu hóa khí động học
Phải mất hàng thập kỷ thử nghiệm thì thiết kế khí động học trên xe hơi mới đạt đến trình độ như ta thấy hiện nay. Không chỉ đơn giản là giúp cải thiện diện mạo bên ngoài, tính khí động học còn giúp xe tối ưu khả năng di chuyển cũng như tốc độ. Để tăng thêm lực nén (downforce) xuống mặt đường, Pagani Huayra được trang bị một cánh gió nhỏ phía sau điều chỉnh điện dựa theo tốc độ và công nghệ tương tự bây giờ xuất hiện trên BMW 3-Series GT và Porsche Panamera.
Tăng hiệu suất chung nhờ cạnh tranh
Cũng giống như trong đua xe, các kỹ sư phát triển siêu xe cần phải không ngừng sáng tạo để đạt được lợi thế cạnh tranh so với phần còn lại của thị trường khốc liệt này. Tính khí động học hay trải nghiệm lái tốt có vẻ hơi "nhiều" trên một chiếc xe như Toyota Camry, thay vào đó hộp số có khả năng sang số nhanh hay hệ thống điều khiển lực kéo thông minh trở nên đáng chú ý hơn rất nhiều.
Những chiếc siêu xe hybrid hay điện cũng là môi trường thử nghiệm tuyệt vời để xem công nghệ này sẽ hoạt động như thế nào trong điều kiện khắc nghiệt, tạo ra các hệ thống truyền động hiệu quả hơn cho những chiếc xe trong tương lai. Tất cả những cải tiến ở các bộ phận đều góp phần làm nên một chiếc xe ngày hôm nay hiệu quả hơn nhiều so với mẫu xe của 20 năm trước. Và chúng đều xuất phát từ những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển siêu xe.
Công nghệ an toàn tiên tiến
Hiện nay, hầu hết các hệ thống an toàn mới nhất đều xuất hiện trên những chiếc xe hạng sang như Mercedes-Benz S-Class hay BMW 7-Series, nhưng họ không phải là những hãng duy nhất giới thiệu công nghệ tiên tiến vào các dòng xe trên thị trường. Những công nghệ an toàn ngày nay đã được thử nghiệm rất nhiều trên siêu xe trước đây. Ví dụ như Porsche 959 đánh dấu sự ra mắt của công nghệ lốp Runflat và chứng minh rằng khung gầm bằng nhôm được gia cố thêm bằng sợi Kevlar vừa nhẹ vừa cực kỳ chắc chắn.
Vật liệu lạ
Sợi carbon, nhôm, Kevlar hay các loại vật liệu tổng hợp kỳ lạ tất cả đều thường được ứng dụng đầu tiên lên siêu xe. McLaren F1 là một trong những chiếc xe đường phố đầu tiên có khung gầm được chế tạo hoàn toàn bằng sợi carbon gọi là MonoCell, ứng dụng từ xe đua F1, giúp bảo vệ người lái và hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn. Nhưng ở thời điểm đó các kỹ sư phải mất 4.000 giờ để chế tạo ra bộ khung này. Vào năm 2011 khi MP4-12C xuất hiện thì thời gian đã giảm xuống chỉ còn 4 giờ.
Ai trong chúng ta cũng đều thích mơ
Không phải lúc nào tất cả mọi thứ trong cuộc sống cũng cần phải được "neo" ở hiện thực và lý luận logic. Sau tất cả, chúng ta là con người. Mặc dù siêu xe không thể làm hưng phấn mọi người theo cùng một cách, cùng một mức độ, nhưng đôi khi chúng ta cần thứ gì đó bất chấp lý do, khao khát thỏa mãn cảm xúc và nguyện vọng của mình. Thậm chí nếu không bao giờ sở hữu được một chiếc siêu xe, chúng ta vẫn thấy tự hào nhất định khi được đến gần và ngắm nhìn một thứ gì đó hấp dẫn đến kỳ lạ.
Nhu cầu về tốc độ
Rất lâu kể từ khi những chiếc xe hơi ra đời, vẫn luôn có những người cố gắng đi nhanh hơn để vượt qua những người khác. Bugatti Chiron hay Dodge Challenger SRT Demon tồn tại chỉ vì lý do này, nhưng những kinh nghiệm rút ra từ việc có được những chiếc xe như thế đã đạt đến tầm cao mới và giúp cho dòng xe sedan hiện đại mượt mà và yên tĩnh hơn về tốc độ. Tốc độ trên 400 km/h nghe có vẻ lố bịch nhưng 70 năm trước những chiếc xe ấy đã đi được 160 km/h rồi.