Khi Việt Nam và EU ký kết Hiệp định Thương mại tự do, ô tô nhập khẩu từ Châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ Châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay.
Khi đó, ô tô nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn. Muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, theo các DN, ngay trong năm nay, nhà nước cần ban hành thêm những chính sách ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư.
Ngóng ưu đãi
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ô tô. Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích các DN sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, với phần linh kiện sản xuất trong nước, chắc chắn chí phí sẽ giảm, DN có điều kiện để giảm giá xe và người tiêu dùng dễ tiếp cận với ô tô hơn hiện nay.
Ngóng ưu đãi
Thời gian qua, Bộ Tài chính đã đề cập tới việc sửa Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng ô tô. Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, sản xuất trong nước, là giá do cơ sở sản xuất bán ra trừ đi giá trị linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước.
Bộ Tài chính cho biết, chính sách này được thực hiện sẽ khuyến khích các DN sản xuất, lắp ráp ô tô nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, qua đó phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Nếu được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt, với phần linh kiện sản xuất trong nước, chắc chắn chí phí sẽ giảm, DN có điều kiện để giảm giá xe và người tiêu dùng dễ tiếp cận với ô tô hơn hiện nay.
Phía các DN sản xuất lắp ráp ô tô cũng rất trông chờ chính sách này ban hành. Tuy nhiên, ý kiến chung đều cho rằng cần có thêm ưu đãi nữa tạo ra sự đồng bộ, mới đem lại hiệu quả.
Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, công nghệ thấp vốn đầu tư ít. Thế mạnh là sản xuất các linh kiện cơ khí, nhựa đơn giản, có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Với ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển như vậy, dù có được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước, giá xe cũng khó giảm mạnh. Nếu không có lực lượng các nhà cung cấp linh kiện nội địa với chất lượng đảm bảo thì ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng vô nghĩa.
Điều các DN ô tô phải làm là cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện nội địa, để họ có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển được một đội ngũ các nhà sản xuất linh kiện nội địa hung hậu, cần có thời gian cũng như chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Theo ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công, mặc dù công nghiệp hỗ trợ thuộc 6 ngành sản xuất được ưu tiên phát triển, được ưu đãi đầu tư, nhưng mức ưu đãi cũng chỉ như các ngành nghề khác. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ô tô suốt thời gian dài vừa qua cũng chỉ đạt 7-10% giá trị sản phẩm và chưa có đột phá.
Trong khi đó, các DN công nghiệp hỗ trợ cũng đang đối mặt với thách thức khi linh kiện ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN đã về mức 0% từ 2018. Trong khi DN công nghiệp hỗ trợ trong nước phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất linh kiện, thì linh kiện ô tô nhập khẩu được hưởng thuế 0%, nên không có khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, các DN đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng một cơ chế đặc thù về chính sách miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu, vật tư đầu vào để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ngay trong năm 2019.
Hiện tại, ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô vừa nhỏ bé, vừa yếu kém. Hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, chủ yếu là DN nhỏ và vừa, công nghệ thấp vốn đầu tư ít. Thế mạnh là sản xuất các linh kiện cơ khí, nhựa đơn giản, có hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Với ngành công nghiệp hỗ trợ còn kém phát triển như vậy, dù có được miễn thuế tiêu thụ đặc biệt với linh kiện sản xuất trong nước, giá xe cũng khó giảm mạnh. Nếu không có lực lượng các nhà cung cấp linh kiện nội địa với chất lượng đảm bảo thì ưu đãi về thuế tiêu thụ đặc biệt cũng vô nghĩa.
Điều các DN ô tô phải làm là cố gắng hỗ trợ các nhà sản xuất linh kiện nội địa, để họ có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Tuy nhiên, để phát triển được một đội ngũ các nhà sản xuất linh kiện nội địa hung hậu, cần có thời gian cũng như chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Theo ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Hyundai Thành Công, mặc dù công nghiệp hỗ trợ thuộc 6 ngành sản xuất được ưu tiên phát triển, được ưu đãi đầu tư, nhưng mức ưu đãi cũng chỉ như các ngành nghề khác. Vì vậy, công nghiệp hỗ trợ ô tô suốt thời gian dài vừa qua cũng chỉ đạt 7-10% giá trị sản phẩm và chưa có đột phá.
Trong khi đó, các DN công nghiệp hỗ trợ cũng đang đối mặt với thách thức khi linh kiện ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN đã về mức 0% từ 2018. Trong khi DN công nghiệp hỗ trợ trong nước phải chịu thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất linh kiện, thì linh kiện ô tô nhập khẩu được hưởng thuế 0%, nên không có khả năng cạnh tranh.
Vì vậy, các DN đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng một cơ chế đặc thù về chính sách miễn thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu, vật tư đầu vào để sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô ngay trong năm 2019.
Nếu nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất linh kiện ô tô giảm về 0% sẽ khuyến khích các DN đầu tư cho sản xuất linh kiện và góp phần giảm chi phí, giá xe sẽ giảm.
Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho sản xuất lắp ráp ô tô điện, ô tô lai xăng điện. Những ưu đãi hiện nay, vẫn chưa đủ để khuyến khích các DN đầu tư cho sản phẩm này.
Lo xe nhập tràn về
Ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Chỉ có sản lượng lớn mới giúp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Vì vậy, cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô. Phải ngăn chặn, không để xe nhập khẩu tràn vào với số lượng lớn giá rẻ.
Hiện xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều và giá ngang bằng với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tuy trùng với đợt nghỉ Tết Âm lịch nhưng lượng ô tô nhập khẩu (CBU) vào Việt Nam trong tháng 2/2019 vẫn tăng mạnh với 14.134 xe. Trong đó, hầu hết các mẫu xe nhập khẩu đều có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 2 tháng đầu năm 2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước (CKD) giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 169% so với cùng kỳ. Nếu nguồn cung tốt hơn nữa, xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới, thậm chí vượt qua để chi phối thị trường.
Sắp tới Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do, ô tô nhập khẩu từ Châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ Châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay. Xe nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn.
Theo các DN, những chính sách ưu đãi dành cho công nghiệp ô tô, cần phải được xây dựng trong năm 2019, mới có tác dụng. Càng để lâu, cơ hội phát triển công nghiệp ô tô sẽ không còn.
Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu đãi mạnh mẽ cho sản xuất lắp ráp ô tô điện, ô tô lai xăng điện. Những ưu đãi hiện nay, vẫn chưa đủ để khuyến khích các DN đầu tư cho sản phẩm này.
Lo xe nhập tràn về
Ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc rất nhiều vào sản lượng. Chỉ có sản lượng lớn mới giúp công nghiệp hỗ trợ phát triển. Vì vậy, cần đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của thị trường ô tô. Phải ngăn chặn, không để xe nhập khẩu tràn vào với số lượng lớn giá rẻ.
Hiện xe nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam với số lượng ngày càng nhiều và giá ngang bằng với xe sản xuất lắp ráp trong nước. Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tuy trùng với đợt nghỉ Tết Âm lịch nhưng lượng ô tô nhập khẩu (CBU) vào Việt Nam trong tháng 2/2019 vẫn tăng mạnh với 14.134 xe. Trong đó, hầu hết các mẫu xe nhập khẩu đều có xuất xứ từ Thái Lan và Indonesia.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong 2 tháng đầu năm 2019, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước (CKD) giảm 16% trong khi xe nhập khẩu tăng 169% so với cùng kỳ. Nếu nguồn cung tốt hơn nữa, xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới, thậm chí vượt qua để chi phối thị trường.
Sắp tới Việt Nam và EU sẽ ký kết Hiệp định thương mại tự do, ô tô nhập khẩu từ Châu Âu sẽ được giảm thuế về 0%. Chỉ 3-5 năm tới giá xe từ Châu Âu về có thể giảm tới 30% so với hiện nay. Xe nhập khẩu sẽ có thế mạnh lớn.
Theo các DN, những chính sách ưu đãi dành cho công nghiệp ô tô, cần phải được xây dựng trong năm 2019, mới có tác dụng. Càng để lâu, cơ hội phát triển công nghiệp ô tô sẽ không còn.
Theo Vietnamnet