Khi nào một chiếc xe có thể nắm bắt được sự tinh túy hoặc bản chất của nhà sản xuất? Khi nào nó đặt được điểm chuẩn mới cho chất lượng và giá trị? Và khi nào nó trở thành một chiếc xe dẫn đầu trong phân khúc của mình với hàng triệu chiếc được bán toàn cầu?
Toyota có câu trả lời cho tất cả những điều trên, các mẫu xe như Corolla, Camry, RAV4 và Tacoma đều hoàn toàn phù hợp với các tiêu chí đó trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên cũng có một số các tiêu chuẩn đối lập lại định nghĩa nên một biểu tượng khác của thương hiệu: Supra. Chiếc Supra thế hệ thứ tư mà Toyota gọi là A80 và được lượng fan hâm mộ khổng lồ gọi với cái tên "Mk. IV", là hình mẫu biểu trưng cho hiệu suất và di sản đua xe lừng lẫy của thương hiệu. Nó còn là chiếc xe truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất cho GR Supra 2020, hay còn gọi là A90.
Được bán tại thị trường Mỹ từ năm 1993-1998 và tại Nhật Bản cho đến năm 2002, Supra thế hệ thứ tư là phiên bản đỉnh cao của một dòng xe từ thế hệ đầu tiên bắt đầu vào năm 1979 như một biến thể cao cấp của chiếc coupe thể thao Celica nổi tiếng trước đó. Supra đã phát triển với những bước nhảy vọt và trở thành một điểm chuẩn - một chiếc GT mang hiệu suất siêu xe.
"Mk. IV" Supra đã trở thành một chuẩn mực trong thiết kế và hiệu suất, đạt được sự đón nhận trên toàn cầu và là nguồn cảm hứng cho các chủ sở hữu bắt đầu các hoạt động bên ngoài. Chiếc xe trở thành một ngôi sao như văn hóa nhạc pop lúc bấy giờ và ngày nay vẫn có rất nhiều người ao ước sưu tầm được nó.
GR Supra 2020 sẽ tiếp tục là đỉnh cao mới trong hơn 50 năm cho một huyền thoại xe thể thao của Toyota, kết hợp hoàn hảo với tinh thần của mẫu xe thế hệ thứ tư nhờ thiết kế nổi bật, động cơ tăng áp 3.0L 6 xi-lanh thẳng hàng và tập trung vào phần hiệu suất cao mà người lái cần. Hành trình của Supra đến thời điểm này không chỉ đơn giản là một dòng xe, mà còn là câu chuyện về sự cống hiến từ các nhà thiết kế, kỹ sư, tay đua, một CEO đam mê xe thể thao của Toyota và nhất là những chủ sở hữu cùng người hâm mộ của Supra.
Trong buổi họp báo ra mắt GR Supra tại Detroit Auto Show 2019, CEO Akio Toyoda của Toyota đã bày tỏ niềm hân hoan với chiếc xe: "Tôi chắc chắn rằng với mỗi người sẽ có ít nhất một chiếc xe trong đời tạo được sự gắn bó kì lạ với bạn, một chiếc xe giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim bạn, và đối với tôi, đó chính là Supra."
Câu chuyện về Supra được bắt đầu thậm chí từ trước khi tên của nó xuất hiện.
Toyota 2000GT 1967
Trên con đường trở thành một nhà sản xuất ô tô toàn cầu khi nền kinh tế Nhật Bản đang phát triển vào giữa những năm 1960, Toyota quyết định tuyên bố sẽ tạo ra một chiếc xe có thiết kế và công nghệ táo bạo. Kết quả là 2000GT ra đời, một chiếc xe thể thao cao 45-inch, tuy nhỏ bé nhưng táo bạo khác với những thiết kế nhàm chán trước đó của hãng, được trang bị động cơ DOHC 2.0L 6 xi-lanh thẳng hàng dưới mui xe dài và cong.
Toyota 2000GT được xem là siêu xe đầu tiên của xứ sở hoa Anh Đào. Chỉ có 351 chiếc được chế tạo và 62 trong số đó được nhập khẩu vào Mỹ, ở đó mỗi chiếc Toyota 2000GT được bán với giá khoảng 7.000 USD.
Hàng triệu người Mỹ đã từng xem 2000GT qua màn ảnh, và có lẽ sẽ không bao giờ biết đến nó nếu không nhờ sự xuất hiện trong bộ phim "You Only Live Twice", phần thứ năm trong loạt phim James Bond vào mùa hè năm 1967. Trong bộ phim, hai chiếc 2000GT được tùy chỉnh thành phiên bản mui trần và được lái bởi một đặc vụ người Nhật Bản xinh đẹp tên Aki.
Tạp chí Road & Track đã đánh giá 2000GT là chiếc xe thú vị và hấp dẫn nhất trong số xe từng được lái lúc bấy giờ. Nó nhanh chóng giành được nhiều giải thưởng ở các cuộc đua. Ở Mỹ, Toyota đã ký hợp đồng với tổ chức đua xe của Carroll Shelby để đưa 2000GT tham gia giải SCCA C-Production. Chỉ có hai chiếc 2000GT được chọn để đua trong năm 1968, đứng ở vị trí thứ ba và tư, khiến những chiếc Porsche 911 dẫn đầu lúc đó phải e dè.
Ngày nay, 2000GT là một mẫu xe được nhiều nhà sưu tập tìm kiếm, trở thành chiếc xe đầu tiên của Nhật Bản có giá lên tới 1 triệu USD trong một cuộc bán đấu giá. Mẫu xe này đến bây giờ vẫn là một niềm tự hào và là nguồn cảm hứng cho các nhà thiết kế và kỹ sư của Toyota.
Toyota Celica Supra - Chiếc Supra thế hệ đầu tiên (A40)
2000GT đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, tạo lập những thông tin định hình về xe Toyota hiệu suất cao trên trường thế giới. Trong cùng thời điểm đó, hãng cũng đang phát triển Celica, chiếc xe tiên phong trong phân khúc coupe thể thao cỡ nhỏ. Đúng chiếc xe, đúng thời điểm, Celica đã thành công ngay lập tức khi đến Mỹ năm 1971.
Celica thế hệ thứ hai, được thiết kế bởi studio Calty Research Design của Toyota ở California và tiếp tục đà phát triển. Động cơ 4 xi-lanh nhanh nhẹn của nó đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa hiệu suất và hiệu quả khiến ai cũng phải trầm trồ, nhưng tiềm năng của Toyota chưa dừng lại ở đó. Vào năm 1979, một mẫu xe có trục cơ sở dài hơn của bản Liftback với công suất 110 mã lực từ động cơ 2.6L 6 xi-lanh đã gia nhập dòng xe này: Celica Supra.
Các chi tiết thiết kế độc đáo riêng biệt cùng phần lốp rộng hơn là những điểm khác biệt trên biến thể Celica cao cấp. Khách hàng có thể tùy chọn từ số sàn 5 cấp tiêu chuẩn hoặc hộp số tự động 4 cấp. Có giá cơ bản 9.758 USD, nội thất của chiếc xe sang trọng hơn Celica thông thường với điều hòa không khí tiêu chuẩn, âm thanh nổi AM/FM, tay lái trợ lực, vô lăng điều chỉnh góc nghiêng, cửa sổ chỉnh điện, gương chiếu hậu điều khiển từ xa và còn nhiều hơn thế nữa.
Một số các tùy chọn đầu tiên mà Supra có là cửa sổ trời, đầu phát băng stereo 8 rãnh và la-zăng hợp kim nhôm. Mẫu xe thế hệ đầu tiên đã được Toyota cho ngừng sản xuất vào năm 1981 với động cơ 2.8L công suất 116 mã lực, đồng thời giới thiệu một gói tùy chọn thể thao cao cấp có hệ thống treo chắc chắn hơn cùng cánh lướt gió phía trước và phía sau.
Supra thế hệ thứ hai (A60)
Đối với thế hệ thứ hai trong năm 1982, Supra đã tạo nên bước ngoặt lớn cho những chiếc GT thể thao. Vẫn dựa trên "cơ thể" góc cạnh của Celia thế hệ mới năm đó nhưng chỉnh sửa lại chiều dài và chiều rộng, A60 Supra đã tạo được bản sắc riêng với thiết kế mặt trước độc quyền có đèn pha kiểu mắt ếch.
Trên phiên bản P (Performance), bánh xe và lốp được mở rộng độc đáo, chắn bùn cũng cơ bắp hơn làm nổi bật thiết kế sắc bén của Supra. Một tấm che nắng đặc biệt bọc trên kính có khung màu đen như một cánh lướt gió và trở thành một tính năng thiết kế đặc trưng của xe. Supra P có giá 14.598 USD vào năm 1982, trong khi phiên bản Supra L có giá thấp hơn 1.000 USD.
Dưới mui xe, cả hai đều sử dụng động cơ 2.8L 6 xi-lanh thẳng hàng 5M-GE DOHC, cho công suất 145 mã lực, ngang bằng với một số chiếc coupe thể thao động cơ V8 trong nước thời đó. Các lựa chọn hộp số gồm có sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
Nhằm hướng tới quá trình tiến hóa tách biệt khỏi mẫu xe cơ sở Celica, Supra thế hệ thứ hai đã ra mắt hệ thống treo sau độc lập mà "người anh em" 4 xi-lanh của nó không có. Khung gầm được điều chỉnh bởi Lotus đã khiến Supra trở thành một chiếc xe có khả năng xử lý tuyệt vời. Tạp chí Car & Driver khi ấy đưa Supra vào danh sách "10 Best" năm 1983 và 1984, họ đánh giá khả năng xử lý của chiếc Toyota thể thao vượt trội so với các mẫu xe của Porsche, Ferrari và Lotus Esprit trong một thử nghiệm để tìm ra chiếc xe nhập khẩu có trải nghiệm lái tốt nhất.
Supra thế hệ thứ hai đã giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc xác định một chiếc GT sang trọng hiệu suất cao với một số tính năng tiêu chuẩn như cửa sổ điện, khóa cửa điện, kính chiếu hậu chỉnh điện, điều khiển nhiệt độ tự động và kiểm soát hành trình. Cửa sổ trời và ngoại thất hai tông màu là một trong nhiều tùy chọn khác. Supra L đặc sắc với các thiết bị điện tử, trong khi buồng lái tập trung vào tính thể thao hơn của Supra P có đồng hồ đo truyền thống và ghế thể thao điều chỉnh 8 hướng hỗ trợ cố định vùng thắt lưng. Ngoài ra bộ cân bằng đồ họa âm thanh cho đài cassette cũng rất lý tưởng để tinh chỉnh âm thanh của những bài hát nổi tiếng lúc bấy giờ.
A60 Supra được nâng cấp sức mạnh trong suốt vòng đời 5 năm của mình, với công suất 161 mã lực vào năm 1985 và có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong hơn 8 giây. Tổng cộng 115.000 chiếc A60 Supra được bán ở Mỹ.
Hiệu suất cân bằng của Supra không phải là điểm duy nhất có thể quảng cáo cho chiếc xe. Tay đua huyền thoại Dan Gurney từng tuyên bố rằng Supra đúng là chiếc xe mà ông cần. Bộ phận phát triển xe đua Toyota Racing Development thành lập năm 1979 đã hợp tác với đội AAR của Gurney để cạnh tranh trong giải GTU của IMSA ở hạng động cơ dưới 2.5L với Celica, cho đến năm 1985, họ đã giành được 10 chiến thắng. Tiếp theo họ tham gia vào giải IMSA GTO (hạng trên 2.5L) với một chiếc xe đua Celica có khung hình ống được chế tạo đặc biệt và giành chức vô địch vào năm 1987. Đầu những năm 1990, Toyota đã tài trợ cho chiếc AAR Eagle Mk. III của Gurney trong giải GTP (hạng nguyên mẫu) của IMSA, và giành chiến thắng ở 21 trong số 27 cuộc đua tham gia, mang lại chức vô địch cho đội năm 1993.
Các thế hệ xe đua của Toyota đã tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của Supra.
Thế hệ thứ ba (A70): Chiếc Supra tăng áp đầu tiên
Trong khi Supra thế hệ thứ hai dần trở thành chiếc xe độc nhất trong mắt khách hàng, thì việc tách khỏi "hình bóng" của Celica cũng đang được thực hiện. Đến năm 1986, hai mẫu xe chỉ còn dùng chung huy hiệu Toyota của hãng mà thôi.
Celica chuyển sang dùng nền tảng dẫn động cầu trước cùng các biến thể hiệu suất cao 4 xi-lanh hấp dẫn. Trong khi Supra xuất hiện vào giữa năm 1986 vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu sau trên nền tảng mới, được chế tạo để có thể cạnh tranh với nhiều mẫu xe GT trên thị trường.
Thiết kế của Supra thế hệ thứ ba pha trộn các đường nét góc cạnh sắc sảo và các cạnh mềm mại hơn trong cả hai kiểu thân xe coupe và bán mui trần mới. Chiếc A70 Supra sang trọng sử dụng động cơ 3.0L 6 xi-lanh thẳng hàng DOHC 7M-GE mới, với cách bố trí 4 van cho mỗi xi-lanh đầu tiên xuất hiện trên Supra, sản sinh công suất 200 mã lực, đi kèm hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp có sẵn.
Khung gầm mới của Supra, với hệ thống treo tay đòn kép trước và sau mang đến khả năng vận hành và xử lý đẳng cấp thế giới. Đây cũng là chiếc Supra đầu tiên sử dụng phanh ABS. Xuất hiện sau đó, chiếc Supra Turbo đầu tiên của hãng sử dụng phiên bản động cơ tăng áp làm mát tự động 7M-GTE mới cho công suất 230 mã lực. Với hộp số sàn 5 cấp tiêu chuẩn, Supra Turbo có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 6 giây.
Có thể nói Supra Turbo không chỉ là một bản nâng cấp động cơ. Gói Sport Package tiêu chuẩn (tùy chọn cho bản xe động cơ hút khí tự nhiên) còn đi kèm với bộ vi sai chống trượt và hệ thống treo điều khiển điện tử Toyota (TEMS). Hệ thống treo này sẽ tự động điều chỉnh các bộ giảm xóc chứa đầy khí nén theo 1 trong 3 chế độ mềm, trung bình và cứng để đáp ứng các điều kiện đường xá, góc lái, tốc độ xe, phanh khác nhau. Với hệ thống này, người lái xe có thể dùng công tắc để lựa chọn 1 trong 2 chế độ của bộ giảm chấn: bình thường hoặc thể thao.
Giống như ngoại thất, phần táp lô tập trung vào người lái cũng được thay thế các đường nét thô cứng bằng các đường cong mềm mại hơn. Một số trang bị sang trọng mới cũng được thêm vào như ghế lái chỉnh điện tùy chọn với đệm hổ trợ. A70 Supra đã giành được nhiều lời khen ngợi về hiệu suất tổng thể, khả năng xử lý cân bằng, thiết kế buồng lái tinh tế và thoải mái của mình. Gần 109.000 chiếc A70 Supra đã được bán ở Mỹ và sau đó đã tạo thành một làn sóng.
Thế hệ thứ tư (A80): "Vua của thập niên 90"
Toyota quyết định tạo ra Supra thế hệ thứ tư, giống như mẫu 2000GT của 1/4 thế kỷ trước, hãng một lần nữa đưa ra tuyên bố sẽ làm những điều táo bạo hơn về cả thiết kế lẫn hiệu suất. Pha trộn hiệu suất của những chiếc siêu xe, sự tinh tế bóng bẩy và chất lượng của Toyota, A80 Supra trở nên thực sự nổi bật trong thời kỳ phục hưng của xe thể thao Nhật Bản. Thiết kế của nó gợi nhớ lại những tỷ lệ cổ điển của 2000GT nhưng mang màu sắc hiện đại.
Supra thế hệ thứ tư vẫn xuất hiện theo phong cách của một chiếc coupe và bán mui trần thể thao, dựa trên phiên bản rút gọn của cùng một nền tảng với chiếc coupe Lexus SC. Tạp chí Car & Driver ví von nền tảng mạnh mẽ này "cứng cáp như bia mộ đá granit".
Để đạt được các mục tiêu hiệu suất cao đặt ra cho A80 Supra, Toyota tập trung vào cả việc giảm trọng lượng và tăng sức mạnh. Với trọng lượng 1.565 kg, phiên bản Turbo có trọng lượng thấp hơn khoảng 55 kg so với người tiền nhiệm của mình, một số phần được giảm trọng lượng đến từ nắp capô bằng nhôm, mui xe và cản được làm nhẹ.
Tuy nhiên, động cơ 2JZ 6 xi-lanh thẳng hàng mới lại phải sử dụng khối xi-lanh bằng sắt thay vì nhôm để tăng sức mạnh đáng kể so với bản Turbo trước đây. Ở dạng hút khí tự nhiên, nó tạo ra 220 mã lực cùng tùy chọn hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp. Phiên bản Turbo với động cơ 2JZ-GTE "thần thánh" sử dụng hai bộ tăng áp nối tiếp nhau tạo ra công suất 320 mã lực, đi kèm hộp số sàn 6 cấp và tùy chọn tự động 4 cấp có chế độ sang số tay.
Các phiên bản Supra Turbo không nhận được bất cứ lời phê bình không tốt nào, có khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 4,6 giây và chạy nút rút 0,4 km trong 13,5 giây ở tốc độ 170 km/h, theo Car & Driver. Thực tế Supra Turbo nhanh hơn một chút so với chiếc Porsche 928 GTS năm đó dù có giá gấp đôi mức giá 39.900 USD của Toyota. Tốc độ tối đa của Supra Turbo được giới hạn điện tử ở mức 250 km/h, nhưng nếu không có bộ giới hạn tốc độ nó có thể đạt 289 km/h.
Ngoài tốc độ ra thì khả năng xử lí và phanh cũng không kém phần ấn tượng. Tạp chí Road & Track nhận định: "Giống như khi Supra Turbo tăng tốc, khả năng xử lý và phanh của chiếc xe đạt đến độ hoàn hảo mà chúng ta chưa bao giờ thấy."
Cánh gió sau cao, dạng vành đai của Supra Turbo đã trở thành một đặc điểm đặc trưng, có chức năng bổ sung thêm lực bám để tăng cường sự ổn định khi ở tốc độ cao. Tuy nhiên, hình dạng của cánh gió lại thuộc về sở thích cá nhân, đó là lý do tại sao Toyota không biến nó thành trang bị tiêu chuẩn. Buồng lái tập trung nhiều vào người lái hơn so với những chiếc Supra trước đó, thêm vào đó hàng ghế trước cũng nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự thoải mái và dễ chịu.
Tuy vậy Supra thế hệ thứ tư vẫn là một chiếc xe có doanh số thấp, chỉ có hơn 11.200 chiếc được bán tại Mỹ trước khi rút khỏi thị trường này vào năm 1998. Gần 7.000 chiếc trong số đó là phiên bản động cơ tăng áp Supra Turbo.
Tác động của A80 Supra
Động cơ 2JZ khiến Supra Turbo trở thành một chiếc xe yêu thích của giới đam mệ xe độ sau bộ phim đình đám có sự góp mặt của Supra năm 2001 "Fast and Furious", theo đó giúp truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ đam mê xe tìm kiếm và tinh chỉnh những chiếc Supra đã qua sử dụng.
Gần đây nhất, những chiếc Supra đã thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập xe cổ sau khi tăng giá trị của mình qua bộ phim "Fast and Furious". Supra được bán với giá 185.000 USD tại một cuộc đấu giá năm 2015. Đầu năm 2019, một chiếc Turbo năm 1993 đã chạy 7.000 dặm màu đỏ được mua với giá 121.000 USD thông qua kênh đấu giá trực tuyến Bring a Trailer, và sau đó hai tháng, một chiếc Turbo năm 1994 với 11.200 dặm được bán với giá 173.600 USD tại Amelia Island Concours.
FT-1: Cầu nối đến tương lai
Nhiều năm sau khi A80 Supra bị dừng sản xuất, nhiều người trong Toyota, bao gồm cả ông Toyoda, rất háo hức với sự hồi sinh của chiếc xe thể thao. Chiếc 86 ban đầu được bán trên thị trường với tên Scion FR-S vào năm 2012 và sau đó được đánh giá cao về khả năng xử lý xuất sắc. Mẫu xe đó như một dấu hiệu báo trước một thứ gì đó mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện trong tương lai.
Năm 2014, một nhóm nhỏ các nhà thiết kế của Toyota tại Calty đã tạo ra chiếc xe ý tưởng FT-1. FT có nghĩa là tương lai của Toyota "Future Toyota" và "1" có nghĩa là duy nhất. Hình dáng vượt trội của chiếc xe được "bóng gió" rõ ràng với Supra trước đó và chắc chắn nó đã thu hút được sự chú ý của ông chủ hãng xe Nhật.
Mối liên kết giữa quá khứ và hiện tại đều dễ dàng nhìn rõ. Với FT-1, trong nháy mắt, dường như Supra thế hệ thứ tư đã biến thành một chiếc xe dành cho những siêu anh hùng của thế kỷ 21. Trong khi đó, mui xe kiểu bong bóng đôi, kính chắn gió bao quanh và cửa kính bên kết hợp với nhau trông như một chiếc mũ bảo hiểm và tấm che mặt của các tay đua mang đến cho GR Supra. Đây chính là những điểm khác biệt với chiếc 2000GT cổ điển.
Cả đội thiết kế ở Calty đã kết hợp khéo léo với Polyphony Digital, công ty tạo ra những mô phỏng lái xe nổi tiếng của game Gran Turismo để đưa FT-1 vào trò chơi. Các giám đốc điều hành của công ty sau đó đã lái chiếc FT-1 trong vòng đua theo thời gian xung quanh đường đua Fuji Speedway "ảo". Ông Toyoda, vốn là một tay đua tài ba, đã hoàn thành vòng đua nhanh hơn thời gian vòng đua tốt nhất ở thế giới thực của mình tại Fuji trong chiếc Lexus LFA của ông.
Sau đó ông ngay lập tức "bật đèn xanh" cho sự trở lại của Supra. Đến đầu năm nay, GR Supra thế hệ thứ năm (A90) cuối cùng đã chính thức trình làng tại Detroit Auto Show, tiếp tục kế thừa di sản hơn 50 năm "huyền thoại" xe thể thao Nhật Bản.
Supra thế hệ thứ hai (A60)
Đối với thế hệ thứ hai trong năm 1982, Supra đã tạo nên bước ngoặt lớn cho những chiếc GT thể thao. Vẫn dựa trên "cơ thể" góc cạnh của Celia thế hệ mới năm đó nhưng chỉnh sửa lại chiều dài và chiều rộng, A60 Supra đã tạo được bản sắc riêng với thiết kế mặt trước độc quyền có đèn pha kiểu mắt ếch.
Trên phiên bản P (Performance), bánh xe và lốp được mở rộng độc đáo, chắn bùn cũng cơ bắp hơn làm nổi bật thiết kế sắc bén của Supra. Một tấm che nắng đặc biệt bọc trên kính có khung màu đen như một cánh lướt gió và trở thành một tính năng thiết kế đặc trưng của xe. Supra P có giá 14.598 USD vào năm 1982, trong khi phiên bản Supra L có giá thấp hơn 1.000 USD.
Dưới mui xe, cả hai đều sử dụng động cơ 2.8L 6 xi-lanh thẳng hàng 5M-GE DOHC, cho công suất 145 mã lực, ngang bằng với một số chiếc coupe thể thao động cơ V8 trong nước thời đó. Các lựa chọn hộp số gồm có sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.
Nhằm hướng tới quá trình tiến hóa tách biệt khỏi mẫu xe cơ sở Celica, Supra thế hệ thứ hai đã ra mắt hệ thống treo sau độc lập mà "người anh em" 4 xi-lanh của nó không có. Khung gầm được điều chỉnh bởi Lotus đã khiến Supra trở thành một chiếc xe có khả năng xử lý tuyệt vời. Tạp chí Car & Driver khi ấy đưa Supra vào danh sách "10 Best" năm 1983 và 1984, họ đánh giá khả năng xử lý của chiếc Toyota thể thao vượt trội so với các mẫu xe của Porsche, Ferrari và Lotus Esprit trong một thử nghiệm để tìm ra chiếc xe nhập khẩu có trải nghiệm lái tốt nhất.
Supra thế hệ thứ hai đã giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc xác định một chiếc GT sang trọng hiệu suất cao với một số tính năng tiêu chuẩn như cửa sổ điện, khóa cửa điện, kính chiếu hậu chỉnh điện, điều khiển nhiệt độ tự động và kiểm soát hành trình. Cửa sổ trời và ngoại thất hai tông màu là một trong nhiều tùy chọn khác. Supra L đặc sắc với các thiết bị điện tử, trong khi buồng lái tập trung vào tính thể thao hơn của Supra P có đồng hồ đo truyền thống và ghế thể thao điều chỉnh 8 hướng hỗ trợ cố định vùng thắt lưng. Ngoài ra bộ cân bằng đồ họa âm thanh cho đài cassette cũng rất lý tưởng để tinh chỉnh âm thanh của những bài hát nổi tiếng lúc bấy giờ.
A60 Supra được nâng cấp sức mạnh trong suốt vòng đời 5 năm của mình, với công suất 161 mã lực vào năm 1985 và có thể tăng tốc từ 0-96 km/h trong hơn 8 giây. Tổng cộng 115.000 chiếc A60 Supra được bán ở Mỹ.
Hiệu suất cân bằng của Supra không phải là điểm duy nhất có thể quảng cáo cho chiếc xe. Tay đua huyền thoại Dan Gurney từng tuyên bố rằng Supra đúng là chiếc xe mà ông cần. Bộ phận phát triển xe đua Toyota Racing Development thành lập năm 1979 đã hợp tác với đội AAR của Gurney để cạnh tranh trong giải GTU của IMSA ở hạng động cơ dưới 2.5L với Celica, cho đến năm 1985, họ đã giành được 10 chiến thắng. Tiếp theo họ tham gia vào giải IMSA GTO (hạng trên 2.5L) với một chiếc xe đua Celica có khung hình ống được chế tạo đặc biệt và giành chức vô địch vào năm 1987. Đầu những năm 1990, Toyota đã tài trợ cho chiếc AAR Eagle Mk. III của Gurney trong giải GTP (hạng nguyên mẫu) của IMSA, và giành chiến thắng ở 21 trong số 27 cuộc đua tham gia, mang lại chức vô địch cho đội năm 1993.
Các thế hệ xe đua của Toyota đã tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển của Supra.
Thế hệ thứ ba (A70): Chiếc Supra tăng áp đầu tiên
Trong khi Supra thế hệ thứ hai dần trở thành chiếc xe độc nhất trong mắt khách hàng, thì việc tách khỏi "hình bóng" của Celica cũng đang được thực hiện. Đến năm 1986, hai mẫu xe chỉ còn dùng chung huy hiệu Toyota của hãng mà thôi.
Celica chuyển sang dùng nền tảng dẫn động cầu trước cùng các biến thể hiệu suất cao 4 xi-lanh hấp dẫn. Trong khi Supra xuất hiện vào giữa năm 1986 vẫn sử dụng hệ dẫn động cầu sau trên nền tảng mới, được chế tạo để có thể cạnh tranh với nhiều mẫu xe GT trên thị trường.
Thiết kế của Supra thế hệ thứ ba pha trộn các đường nét góc cạnh sắc sảo và các cạnh mềm mại hơn trong cả hai kiểu thân xe coupe và bán mui trần mới. Chiếc A70 Supra sang trọng sử dụng động cơ 3.0L 6 xi-lanh thẳng hàng DOHC 7M-GE mới, với cách bố trí 4 van cho mỗi xi-lanh đầu tiên xuất hiện trên Supra, sản sinh công suất 200 mã lực, đi kèm hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp có sẵn.
Khung gầm mới của Supra, với hệ thống treo tay đòn kép trước và sau mang đến khả năng vận hành và xử lý đẳng cấp thế giới. Đây cũng là chiếc Supra đầu tiên sử dụng phanh ABS. Xuất hiện sau đó, chiếc Supra Turbo đầu tiên của hãng sử dụng phiên bản động cơ tăng áp làm mát tự động 7M-GTE mới cho công suất 230 mã lực. Với hộp số sàn 5 cấp tiêu chuẩn, Supra Turbo có thể tăng tốc từ 0-100 km/h trong khoảng 6 giây.
Có thể nói Supra Turbo không chỉ là một bản nâng cấp động cơ. Gói Sport Package tiêu chuẩn (tùy chọn cho bản xe động cơ hút khí tự nhiên) còn đi kèm với bộ vi sai chống trượt và hệ thống treo điều khiển điện tử Toyota (TEMS). Hệ thống treo này sẽ tự động điều chỉnh các bộ giảm xóc chứa đầy khí nén theo 1 trong 3 chế độ mềm, trung bình và cứng để đáp ứng các điều kiện đường xá, góc lái, tốc độ xe, phanh khác nhau. Với hệ thống này, người lái xe có thể dùng công tắc để lựa chọn 1 trong 2 chế độ của bộ giảm chấn: bình thường hoặc thể thao.
Giống như ngoại thất, phần táp lô tập trung vào người lái cũng được thay thế các đường nét thô cứng bằng các đường cong mềm mại hơn. Một số trang bị sang trọng mới cũng được thêm vào như ghế lái chỉnh điện tùy chọn với đệm hổ trợ. A70 Supra đã giành được nhiều lời khen ngợi về hiệu suất tổng thể, khả năng xử lý cân bằng, thiết kế buồng lái tinh tế và thoải mái của mình. Gần 109.000 chiếc A70 Supra đã được bán ở Mỹ và sau đó đã tạo thành một làn sóng.
Thế hệ thứ tư (A80): "Vua của thập niên 90"
Toyota quyết định tạo ra Supra thế hệ thứ tư, giống như mẫu 2000GT của 1/4 thế kỷ trước, hãng một lần nữa đưa ra tuyên bố sẽ làm những điều táo bạo hơn về cả thiết kế lẫn hiệu suất. Pha trộn hiệu suất của những chiếc siêu xe, sự tinh tế bóng bẩy và chất lượng của Toyota, A80 Supra trở nên thực sự nổi bật trong thời kỳ phục hưng của xe thể thao Nhật Bản. Thiết kế của nó gợi nhớ lại những tỷ lệ cổ điển của 2000GT nhưng mang màu sắc hiện đại.
Supra thế hệ thứ tư vẫn xuất hiện theo phong cách của một chiếc coupe và bán mui trần thể thao, dựa trên phiên bản rút gọn của cùng một nền tảng với chiếc coupe Lexus SC. Tạp chí Car & Driver ví von nền tảng mạnh mẽ này "cứng cáp như bia mộ đá granit".
Để đạt được các mục tiêu hiệu suất cao đặt ra cho A80 Supra, Toyota tập trung vào cả việc giảm trọng lượng và tăng sức mạnh. Với trọng lượng 1.565 kg, phiên bản Turbo có trọng lượng thấp hơn khoảng 55 kg so với người tiền nhiệm của mình, một số phần được giảm trọng lượng đến từ nắp capô bằng nhôm, mui xe và cản được làm nhẹ.
Tuy nhiên, động cơ 2JZ 6 xi-lanh thẳng hàng mới lại phải sử dụng khối xi-lanh bằng sắt thay vì nhôm để tăng sức mạnh đáng kể so với bản Turbo trước đây. Ở dạng hút khí tự nhiên, nó tạo ra 220 mã lực cùng tùy chọn hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp. Phiên bản Turbo với động cơ 2JZ-GTE "thần thánh" sử dụng hai bộ tăng áp nối tiếp nhau tạo ra công suất 320 mã lực, đi kèm hộp số sàn 6 cấp và tùy chọn tự động 4 cấp có chế độ sang số tay.
Các phiên bản Supra Turbo không nhận được bất cứ lời phê bình không tốt nào, có khả năng tăng tốc từ 0-96 km/h trong 4,6 giây và chạy nút rút 0,4 km trong 13,5 giây ở tốc độ 170 km/h, theo Car & Driver. Thực tế Supra Turbo nhanh hơn một chút so với chiếc Porsche 928 GTS năm đó dù có giá gấp đôi mức giá 39.900 USD của Toyota. Tốc độ tối đa của Supra Turbo được giới hạn điện tử ở mức 250 km/h, nhưng nếu không có bộ giới hạn tốc độ nó có thể đạt 289 km/h.
Ngoài tốc độ ra thì khả năng xử lí và phanh cũng không kém phần ấn tượng. Tạp chí Road & Track nhận định: "Giống như khi Supra Turbo tăng tốc, khả năng xử lý và phanh của chiếc xe đạt đến độ hoàn hảo mà chúng ta chưa bao giờ thấy."
Cánh gió sau cao, dạng vành đai của Supra Turbo đã trở thành một đặc điểm đặc trưng, có chức năng bổ sung thêm lực bám để tăng cường sự ổn định khi ở tốc độ cao. Tuy nhiên, hình dạng của cánh gió lại thuộc về sở thích cá nhân, đó là lý do tại sao Toyota không biến nó thành trang bị tiêu chuẩn. Buồng lái tập trung nhiều vào người lái hơn so với những chiếc Supra trước đó, thêm vào đó hàng ghế trước cũng nhận được nhiều lời khen ngợi vì sự thoải mái và dễ chịu.
Tuy vậy Supra thế hệ thứ tư vẫn là một chiếc xe có doanh số thấp, chỉ có hơn 11.200 chiếc được bán tại Mỹ trước khi rút khỏi thị trường này vào năm 1998. Gần 7.000 chiếc trong số đó là phiên bản động cơ tăng áp Supra Turbo.
Tác động của A80 Supra
Động cơ 2JZ khiến Supra Turbo trở thành một chiếc xe yêu thích của giới đam mệ xe độ sau bộ phim đình đám có sự góp mặt của Supra năm 2001 "Fast and Furious", theo đó giúp truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ đam mê xe tìm kiếm và tinh chỉnh những chiếc Supra đã qua sử dụng.
Gần đây nhất, những chiếc Supra đã thu hút sự chú ý của các nhà sưu tập xe cổ sau khi tăng giá trị của mình qua bộ phim "Fast and Furious". Supra được bán với giá 185.000 USD tại một cuộc đấu giá năm 2015. Đầu năm 2019, một chiếc Turbo năm 1993 đã chạy 7.000 dặm màu đỏ được mua với giá 121.000 USD thông qua kênh đấu giá trực tuyến Bring a Trailer, và sau đó hai tháng, một chiếc Turbo năm 1994 với 11.200 dặm được bán với giá 173.600 USD tại Amelia Island Concours.
FT-1: Cầu nối đến tương lai
Nhiều năm sau khi A80 Supra bị dừng sản xuất, nhiều người trong Toyota, bao gồm cả ông Toyoda, rất háo hức với sự hồi sinh của chiếc xe thể thao. Chiếc 86 ban đầu được bán trên thị trường với tên Scion FR-S vào năm 2012 và sau đó được đánh giá cao về khả năng xử lý xuất sắc. Mẫu xe đó như một dấu hiệu báo trước một thứ gì đó mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện trong tương lai.
Mối liên kết giữa quá khứ và hiện tại đều dễ dàng nhìn rõ. Với FT-1, trong nháy mắt, dường như Supra thế hệ thứ tư đã biến thành một chiếc xe dành cho những siêu anh hùng của thế kỷ 21. Trong khi đó, mui xe kiểu bong bóng đôi, kính chắn gió bao quanh và cửa kính bên kết hợp với nhau trông như một chiếc mũ bảo hiểm và tấm che mặt của các tay đua mang đến cho GR Supra. Đây chính là những điểm khác biệt với chiếc 2000GT cổ điển.
Cả đội thiết kế ở Calty đã kết hợp khéo léo với Polyphony Digital, công ty tạo ra những mô phỏng lái xe nổi tiếng của game Gran Turismo để đưa FT-1 vào trò chơi. Các giám đốc điều hành của công ty sau đó đã lái chiếc FT-1 trong vòng đua theo thời gian xung quanh đường đua Fuji Speedway "ảo". Ông Toyoda, vốn là một tay đua tài ba, đã hoàn thành vòng đua nhanh hơn thời gian vòng đua tốt nhất ở thế giới thực của mình tại Fuji trong chiếc Lexus LFA của ông.
Sau đó ông ngay lập tức "bật đèn xanh" cho sự trở lại của Supra. Đến đầu năm nay, GR Supra thế hệ thứ năm (A90) cuối cùng đã chính thức trình làng tại Detroit Auto Show, tiếp tục kế thừa di sản hơn 50 năm "huyền thoại" xe thể thao Nhật Bản.