Chặng 5 mùa giải ARRC 2019 vừa diễn ra tại trường đua quốc tế Zhuhai, Guangzhou, Trung Quốc. Thiết kế đặc biệt của trường đua Zhuhai đã biến chặng đấu trở thành nơi để các tay đua thử thách khả năng sử dụng phanh của mình. Các tay đua của Honda Racing Vienam trong lần đầu tiên thử thách ở Trung Quốc cũng đã để lại những ấn tượng nhất định.
Thời tiết tại Zhuhai những ngày diễn ra chặng 5 ARRC 2019 giống như thời tiết Hà Nội trong những ngày hè oi ả nhất với độ ẩm cao, nắng gắt và ít gió. Nhiệt độ mặt đường đua lên tới gần 60 độ, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các tay đua bởi thời tiết nóng không chỉ ảnh hưởng đến lốp mà những bộ giáp bảo hiểm còn khiến các tay đua luôn trong tình trạng "ướt sũng".
Việc nằm trong khuôn viên chỉ nhỏ bằng 2/3 trường đua Chang International Circuit, Thái Lan nhưng có nhiều hơn tới 2 cua và độ dài đường đua gần tương đương đã biến trường đua này trở thành một nơi để thử thách khả năng sử dụng phanh của các tay đua bởi những khúc cua liên tục và đoạn thẳng khá ngắn. Thêm vào đó, bề ngang đường đua khá hẹp và những khúc cua cực "gắt" cũng là một "đặc sản" của trường đua này, kết hợp với nhiệt độ cao chắc chắn sẽ khiến các tay đua thấy "khó quên" với lần đầu thi đấu tại Zhuhai.
Ở phần thi đấu phân hạng, các tay đua Việt Nam thi đấu không thực sự ấn tượng, tại hạng mục UB150, Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Đức Thanh chỉ có thể giành được vị trí xuất phát thứ 28 và 29. Tại hạng mục AP250, Cao Việt Nam giành vị trí xuất phát 17/26. Bất chấp kết quả phân hạng không được như ý, toàn đội Honda Racing Vietnam vẫn giữ vững tinh thần và quyết tâm cao nhất cho phần thi đấu chính thức.
Thời tiết tại Zhuhai những ngày diễn ra chặng 5 ARRC 2019 giống như thời tiết Hà Nội trong những ngày hè oi ả nhất với độ ẩm cao, nắng gắt và ít gió. Nhiệt độ mặt đường đua lên tới gần 60 độ, điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các tay đua bởi thời tiết nóng không chỉ ảnh hưởng đến lốp mà những bộ giáp bảo hiểm còn khiến các tay đua luôn trong tình trạng "ướt sũng".
Việc nằm trong khuôn viên chỉ nhỏ bằng 2/3 trường đua Chang International Circuit, Thái Lan nhưng có nhiều hơn tới 2 cua và độ dài đường đua gần tương đương đã biến trường đua này trở thành một nơi để thử thách khả năng sử dụng phanh của các tay đua bởi những khúc cua liên tục và đoạn thẳng khá ngắn. Thêm vào đó, bề ngang đường đua khá hẹp và những khúc cua cực "gắt" cũng là một "đặc sản" của trường đua này, kết hợp với nhiệt độ cao chắc chắn sẽ khiến các tay đua thấy "khó quên" với lần đầu thi đấu tại Zhuhai.
Ở phần thi đấu phân hạng, các tay đua Việt Nam thi đấu không thực sự ấn tượng, tại hạng mục UB150, Nguyễn Vũ Thanh và Nguyễn Đức Thanh chỉ có thể giành được vị trí xuất phát thứ 28 và 29. Tại hạng mục AP250, Cao Việt Nam giành vị trí xuất phát 17/26. Bất chấp kết quả phân hạng không được như ý, toàn đội Honda Racing Vietnam vẫn giữ vững tinh thần và quyết tâm cao nhất cho phần thi đấu chính thức.
Race 1: "Vừa đủ"
Mở màn cho chặng đấu tiếp tục là hạng mục UB150, việc xuất phát ở hai vị trí cuối cùng đã gây vô vàn khó khăn cho cặp "song Thanh" trong ngày thi đấu thứ nhất. Nguyễn Vũ Thanh đã có một cú đề pa lỗi, qua đó bị bỏ lại vị trí sau cùng còn Nguyễn Đức Thanh cũng không tạo được dấu ấn nào. Từ vòng thi đấu thứ 3 trở đi, hai tay đua của Việt Nam bị bỏ lại và dần bị các tay đua còn lại nới rộng khoảng cách. Nguyễn Vũ Thanh vẫn giữ phong cách vào cua trễ nhằm giữ tốc độc cao và tạo đột biến nhưng góc cua của trường đua Zhuhai rất hẹp khiến anh gần như phải "khựng" lại mỗi lần ôm cua. Trong khi đó Nguyễn Đức Thanh lại gặp vấn đề ngược lại, anh đổ người ôm cua khá sớm, điều này khiến tốc độ thoát cua của anh không cao và dễ bị tấn công. Tuy nhiên, hai tay đua vẫn giữ được sự tỉnh táo và bọc lót cho nhau khá tốt, đây là một điểm cộng cho hai tay đua khi tại chặng đấu Nhật Bản hai tay đua gặp vấn đề lớn bởi sự ăn ý. Kết thúc ngày thi đấy thứ nhất, Nguyễn Đức Thanh cán đích ở vị trí thứ 21/29, còn Nguyễn Vũ Thanh về sau 1 bậc.
Tại nội dung AP250, "Gã Điên" đã để lại ấn tượng sau màn cạnh tranh gay gắt với người bạn Ấn Độ là tay đua Rajiv. Xuất phát ở vị trí thứ 17 nhưng Cao Việt Nam đã mau chóng đuổi được top 15 tay đua đầu và dần bỏ xa các vị trí còn lại. Từ chặng đấu thứ 4 trở đi, anh và tay đua Rajiv đã có một màn cạnh tranh tay đôi gay gắt, Cao Việt Nam cho thấy nhỉnh hơn về cả kĩ thuật lẫn tốc độ, nhưng tay đua Rajiv lại cho thấy sự liều lĩnh khi sẵn sàng đè vạch để vượt lên. Việc cả 2 "kèn cựa" đã khiến họ dần bị 13 tay đua phía trước bỏ xa hơn. Còn một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của Cao Việt Nam là nhiệt độ, do thời tiết quá oi bức cộng với việc sử dụng phanh nhiều đã khiến dầu phanh bị sôi, làm mềm phanh. Đến vòng thi đấu cuối cùng, Rajiv vẫn bám đuổi "Gã Điên" rất sát, tuy nhiên tay đua Việt Nam thừa không ngoan để có thể "bắt vía" được người bạn của mình và cán đích ở vị trí thứ 14/26. Kết quả này giúp Cao Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 15 trên BXH.
Race 2: Buổi chiều kém may mắn
Bước sang ngày thi đấu thứ 2, thời tiết tại Zhuhai tiếp tục "tra tấn" các tay đua, đặc biệt trong phần chạy Warm Up vào buổi sáng, tay đua Nguyễn Vũ Thanh bị trượt ngã và bị đau nhẹ trước khi bước vào Race 2.
Nội dung UB150 vừa khai cuộc thì ở ngay khúc cua thứ 4 đã có tới 3 tay đua bị ngã khiến các trọng tài phải dùng cờ đỏ, cho cuộc đua tạm dừng. Pha va chạm xảy ra ngay trong top của cặp "song Thanh" tuy vậy rất may là cả 2 đã không bị ảnh hưởng. Trở lại với cuộc đua sau ít phút, hai tay đua Việt Nam tiếp tục nỗ lực bám đuổi nhằm cải thiện vị trí, so với ngày thi đấu đầu tiên, cả 2 tay đua đã cho thấy những tiến bộ. Ở ngày thi đấu thứ 2, cả 2 tay đua đều đã cải thiện được kỹ thuật thoát cua và thi đấu khá mượt mà. Tuy vậy may mắn đã không mỉm cười với Honda Racing Vietnam, ở cua thứ 7 của vòng đua cuối cùng chiếc xe của Nguyễn Đức Thanh bất ngờ gặp sự cố, do đó anh phải dừng cuộc đua đầy tiếc nuối. Nguyễn Vũ Thanh sau đó nỗ lực hết mình trong 7 khúc cua còn lại và cán đích ở vị trí thứ 21/29, cải thiện một bậc so với ngày thi đấu đầu tiên.
Nội dung AP250 sau đó diễn ra theo kịch bản thậm chí còn gây tiếc nuối hơn. Rút kinh nghiệm từ ngày thi đấu đầu tiên, "Gã Điên" đã điều chỉnh chiến thuật , anh chủ động vào cua sớm hơn để tránh việc rà phanh gấp nhiều và bo cua hẹp nhất có thể. Chiến thuật này của anh đã thành công mỹ mãn. Khi những tay đua khác vẫn "ham" vào cua trễ để tận dụng tốc độ tại những khúc cua gắt và "dắt nhau" ngã thì "Gã Điên" cứ từ từ cải thiện thứ bậc. Trong một tình huống tương tự ở vòng đua thứ 4, có tới 2 tay đua bị ngã, Cao Việt Nam đã tận dụng cơ hội và chiếm lấy vị trí thứ 11. Tuy nhiên ngay sau đó may mắn đã ngoảnh mặt với anh, chiếc xe của anh bị trục trặc và anh bị rớt xuống tận vị trí thứ 16, chia sẻ về sự cố sau trận đấu "Gã Điên" cho biết chiếc xe gặp trục trặc khi chuyển qua lại giữa số 5 và số 6. Phải thi đấu với chiếc xe gặp sự cố nhưng Cao Việt Nam vẫn giữ vững tinh thần và thi đấu đầy chắc chắn. Đến vòng đua cuối cùng, may mắn đã trở lại với anh khi có 3 tay đua bị ngã và Cao Việt Nam cán đích ở vị trí thứ 13, tuy vậy kết quả này vẫn khiến Honda Racing Vietnam tiếc nuối. Kết quả này giúp Cao Việt Nam có thêm 3 điểm, nâng tổng điểm lên 32 và xếp thứ 16/36 trên BXH.
Honda Racing Vietnam rời Trung Quốc với nhiều tiếc nuối, cá nhân mỗi tay đua cũng đều mang những tâm trạng riêng. Tuy nhiên một điều không thể phủ định là cả 3 tay đua và toàn đội đã cố gắng hết mình để thể hiện tinh thần Việt Nam trong lần đầu thi đấu tại nước láng giềng. Bỏ lại những tiếc nuối sau lưng, tất cả đang hướng về Sepang, nơi sẽ diễn ra chặng tiếp theo của ARRC 2019.
Mở màn cho chặng đấu tiếp tục là hạng mục UB150, việc xuất phát ở hai vị trí cuối cùng đã gây vô vàn khó khăn cho cặp "song Thanh" trong ngày thi đấu thứ nhất. Nguyễn Vũ Thanh đã có một cú đề pa lỗi, qua đó bị bỏ lại vị trí sau cùng còn Nguyễn Đức Thanh cũng không tạo được dấu ấn nào. Từ vòng thi đấu thứ 3 trở đi, hai tay đua của Việt Nam bị bỏ lại và dần bị các tay đua còn lại nới rộng khoảng cách. Nguyễn Vũ Thanh vẫn giữ phong cách vào cua trễ nhằm giữ tốc độc cao và tạo đột biến nhưng góc cua của trường đua Zhuhai rất hẹp khiến anh gần như phải "khựng" lại mỗi lần ôm cua. Trong khi đó Nguyễn Đức Thanh lại gặp vấn đề ngược lại, anh đổ người ôm cua khá sớm, điều này khiến tốc độ thoát cua của anh không cao và dễ bị tấn công. Tuy nhiên, hai tay đua vẫn giữ được sự tỉnh táo và bọc lót cho nhau khá tốt, đây là một điểm cộng cho hai tay đua khi tại chặng đấu Nhật Bản hai tay đua gặp vấn đề lớn bởi sự ăn ý. Kết thúc ngày thi đấy thứ nhất, Nguyễn Đức Thanh cán đích ở vị trí thứ 21/29, còn Nguyễn Vũ Thanh về sau 1 bậc.
Tại nội dung AP250, "Gã Điên" đã để lại ấn tượng sau màn cạnh tranh gay gắt với người bạn Ấn Độ là tay đua Rajiv. Xuất phát ở vị trí thứ 17 nhưng Cao Việt Nam đã mau chóng đuổi được top 15 tay đua đầu và dần bỏ xa các vị trí còn lại. Từ chặng đấu thứ 4 trở đi, anh và tay đua Rajiv đã có một màn cạnh tranh tay đôi gay gắt, Cao Việt Nam cho thấy nhỉnh hơn về cả kĩ thuật lẫn tốc độ, nhưng tay đua Rajiv lại cho thấy sự liều lĩnh khi sẵn sàng đè vạch để vượt lên. Việc cả 2 "kèn cựa" đã khiến họ dần bị 13 tay đua phía trước bỏ xa hơn. Còn một yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả của Cao Việt Nam là nhiệt độ, do thời tiết quá oi bức cộng với việc sử dụng phanh nhiều đã khiến dầu phanh bị sôi, làm mềm phanh. Đến vòng thi đấu cuối cùng, Rajiv vẫn bám đuổi "Gã Điên" rất sát, tuy nhiên tay đua Việt Nam thừa không ngoan để có thể "bắt vía" được người bạn của mình và cán đích ở vị trí thứ 14/26. Kết quả này giúp Cao Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí thứ 15 trên BXH.
Race 2: Buổi chiều kém may mắn
Bước sang ngày thi đấu thứ 2, thời tiết tại Zhuhai tiếp tục "tra tấn" các tay đua, đặc biệt trong phần chạy Warm Up vào buổi sáng, tay đua Nguyễn Vũ Thanh bị trượt ngã và bị đau nhẹ trước khi bước vào Race 2.
Nội dung UB150 vừa khai cuộc thì ở ngay khúc cua thứ 4 đã có tới 3 tay đua bị ngã khiến các trọng tài phải dùng cờ đỏ, cho cuộc đua tạm dừng. Pha va chạm xảy ra ngay trong top của cặp "song Thanh" tuy vậy rất may là cả 2 đã không bị ảnh hưởng. Trở lại với cuộc đua sau ít phút, hai tay đua Việt Nam tiếp tục nỗ lực bám đuổi nhằm cải thiện vị trí, so với ngày thi đấu đầu tiên, cả 2 tay đua đã cho thấy những tiến bộ. Ở ngày thi đấu thứ 2, cả 2 tay đua đều đã cải thiện được kỹ thuật thoát cua và thi đấu khá mượt mà. Tuy vậy may mắn đã không mỉm cười với Honda Racing Vietnam, ở cua thứ 7 của vòng đua cuối cùng chiếc xe của Nguyễn Đức Thanh bất ngờ gặp sự cố, do đó anh phải dừng cuộc đua đầy tiếc nuối. Nguyễn Vũ Thanh sau đó nỗ lực hết mình trong 7 khúc cua còn lại và cán đích ở vị trí thứ 21/29, cải thiện một bậc so với ngày thi đấu đầu tiên.
Nội dung AP250 sau đó diễn ra theo kịch bản thậm chí còn gây tiếc nuối hơn. Rút kinh nghiệm từ ngày thi đấu đầu tiên, "Gã Điên" đã điều chỉnh chiến thuật , anh chủ động vào cua sớm hơn để tránh việc rà phanh gấp nhiều và bo cua hẹp nhất có thể. Chiến thuật này của anh đã thành công mỹ mãn. Khi những tay đua khác vẫn "ham" vào cua trễ để tận dụng tốc độ tại những khúc cua gắt và "dắt nhau" ngã thì "Gã Điên" cứ từ từ cải thiện thứ bậc. Trong một tình huống tương tự ở vòng đua thứ 4, có tới 2 tay đua bị ngã, Cao Việt Nam đã tận dụng cơ hội và chiếm lấy vị trí thứ 11. Tuy nhiên ngay sau đó may mắn đã ngoảnh mặt với anh, chiếc xe của anh bị trục trặc và anh bị rớt xuống tận vị trí thứ 16, chia sẻ về sự cố sau trận đấu "Gã Điên" cho biết chiếc xe gặp trục trặc khi chuyển qua lại giữa số 5 và số 6. Phải thi đấu với chiếc xe gặp sự cố nhưng Cao Việt Nam vẫn giữ vững tinh thần và thi đấu đầy chắc chắn. Đến vòng đua cuối cùng, may mắn đã trở lại với anh khi có 3 tay đua bị ngã và Cao Việt Nam cán đích ở vị trí thứ 13, tuy vậy kết quả này vẫn khiến Honda Racing Vietnam tiếc nuối. Kết quả này giúp Cao Việt Nam có thêm 3 điểm, nâng tổng điểm lên 32 và xếp thứ 16/36 trên BXH.
Honda Racing Vietnam rời Trung Quốc với nhiều tiếc nuối, cá nhân mỗi tay đua cũng đều mang những tâm trạng riêng. Tuy nhiên một điều không thể phủ định là cả 3 tay đua và toàn đội đã cố gắng hết mình để thể hiện tinh thần Việt Nam trong lần đầu thi đấu tại nước láng giềng. Bỏ lại những tiếc nuối sau lưng, tất cả đang hướng về Sepang, nơi sẽ diễn ra chặng tiếp theo của ARRC 2019.