Ngày 17/3, Văn phòng UBND TP. Hà Nội thông báo lãnh đạo thành phố thống nhất chủ trương thí điểm đầu tư hệ thống xe đạp điện sử dụng phần mềm quản lý điện thoại thông minh tại Quận Hoàn Kiếm.
Ông Vũ Cao Tùng (nhà đầu tư) cho hay, xe đạp điện trợ lực thông minh được phát triển bởi Công ty QIQ Global - Singapore. Toàn bộ việc đặt xe và quản lý xe được thực hiện thông qua hệ thống ứng dụng điện thoại, người sử dụng có thể đặt xe, trả xe và thanh toán toàn bộ qua điện thoại hoặc voucher.
Tổng đầu tư dự án trên 26 tỷ đồng bằng nguồn vốn nhà đầu tư. Dự kiến việc thí điểm được thực hiện trong năm 2020 với thời gian thử nghiệm 18 tháng. Mức thu phí dự kiến từ 20.000 đồng một tiếng đầu (tính thời gian xe chạy) hoặc 200.000 đồng một ngày.
Nhà đầu tư đề xuất thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc như: vườn hoa Phùng Hưng - Bát Đàn, phố bích họa Phùng Hưng, vườn hoa Tây Sơn, ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống, thư viện Hà Nội, vườn hoa Nhà hát Lớn, gầm vòng xoay cầu Chương Dương...
Sau khi kết thúc thí điểm hoạt động tại Quận Hoàn Kiếm và được cấp phép hoạt động, nhà đầu tư sẽ triển khai hệ thống trên toàn thành phố.
UBND Hà Nội đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu xác định vị trí để xe đạp nằm ngoài không gian phố đi bộ, đồng thời có thể kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng, kết nối giữa các trụ sở cơ quan với trung tâm thương mại và giữa các trung tâm thương mại với nhau.
Thành phố cũng đề nghị nhà đầu tư thiết kế xe đạp điện mang nét đặc thù, gắn với logo Hà Nội. Ngoài ra, nhà đầu tư cần xây dựng quy trình, lập bảng hướng dẫn, xây dựng kế hoạch tuyên truyền về quy trình và cách người dân thuê xe đạp điện.
Tổng đầu tư dự án trên 26 tỷ đồng bằng nguồn vốn nhà đầu tư. Dự kiến việc thí điểm được thực hiện trong năm 2020 với thời gian thử nghiệm 18 tháng. Mức thu phí dự kiến từ 20.000 đồng một tiếng đầu (tính thời gian xe chạy) hoặc 200.000 đồng một ngày.
Nhà đầu tư đề xuất thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc như: vườn hoa Phùng Hưng - Bát Đàn, phố bích họa Phùng Hưng, vườn hoa Tây Sơn, ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống, thư viện Hà Nội, vườn hoa Nhà hát Lớn, gầm vòng xoay cầu Chương Dương...
Sau khi kết thúc thí điểm hoạt động tại Quận Hoàn Kiếm và được cấp phép hoạt động, nhà đầu tư sẽ triển khai hệ thống trên toàn thành phố.
UBND Hà Nội đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu xác định vị trí để xe đạp nằm ngoài không gian phố đi bộ, đồng thời có thể kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng, kết nối giữa các trụ sở cơ quan với trung tâm thương mại và giữa các trung tâm thương mại với nhau.
Thành phố cũng đề nghị nhà đầu tư thiết kế xe đạp điện mang nét đặc thù, gắn với logo Hà Nội. Ngoài ra, nhà đầu tư cần xây dựng quy trình, lập bảng hướng dẫn, xây dựng kế hoạch tuyên truyền về quy trình và cách người dân thuê xe đạp điện.
Theo VnExpress