Sau Thế chiến 2, Nhật Bản mới bắt đầu thực sự coi trọng ô tô. Tỷ lệ sở hữu bắt đầu tăng vào những năm 1950 và các nhà sản xuất xe hơi cũng bắt đầu phát triển. Tuy vậy, phần còn lại của thế giới không quá quan tâm đến những chiếc xe có xuất xứ từ "đất nước mặt trời mọc" vì trước giờ chúng vẫn bị coi là bắt chước và nhạt nhòa. Toyota là thương hiệu đã đứng lên và bắt đầu thay đổi nhận thức đó với 2000GT. Làm việc với Yamaha, Toyota đã nhận ra rằng họ cần một chiếc xe thể thao có thể cạnh tranh với các mẫu xe Châu Âu thời bấy giờ, bao gồm cả Jaguar E-Type.
Toyota 2000GT đời 1967 đã tạo ra ấn tượng rất mạnh, thu hút nhiều đánh giá so sánh nó với Porsche 911. Đây là một mẫu xe giới hạn với chỉ 351 chiếc được chế tạo, nhưng đã đưa Toyota nói riêng và các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản nói chung lên bản đồ thế giới. Các hãng xe Nhật bắt đầu tận dụng sự chú ý này vào những năm 1970 và nhiều mẫu xe huyền thoại được phát triển kể từ đó. Đến những năm 1990, các mẫu xe hiệu suất cao của Nhật Bản bắt đầu gây bão thế giới.
Honda NSX 1990
Khi Honda quyết định đối đầu với các nhà sản xuất siêu xe Châu Âu, hãng đã thực hiện theo các điều kiện riêng của mình - ý tưởng cạnh tranh với các mẫu siêu xe Ferrari dùng động cơ V8 vào thời điểm đó, nhưng có giá vừa phải hơn. Honda NSX là chiếc xe đầu tiên được đưa vào sản xuất với thân xe hoàn toàn bằng nhôm và trang bị động cơ 3.0L V6 VTEC công suất 270 mã lực. Tác động tức thời và sức ảnh hưởng lâu dài của nó ngày càng sâu và rộng. Vào thời điểm đó, MotorTrend cho biết "NSX vượt trội hơn nhiều so với bất kỳ chiếc Ferrari hay Lamborghini nào từng được chế tạo, và khiến Corvette ZR1 bị lu mờ như một thứ gì đó nằm dưới bóng cây". Sau đó, Gordon Murray của McLaren đã nhận xét NSX "phi thường" và là nguồn cảm hứng cho McLaren F1 sau khi ông tiếp cận Honda. Gordon Murray đã cố gắng thuyết phục Honda rằng NSX có thể sở hữu công suất cao hơn, nhưng hãng xe Nhật không thấy điều này thực sự cần thiết.
Vài năm sau khi GT-R ra mắt, chiếc Supra đầu tiên cũng được tung ra thị trường. Trong các thế hệ đầu, Supra được phát triển dựa trên mẫu Celica và được kéo dài để chứa động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng thay vì 4 xi-lanh. Sau đó, Supra dần phát triển thành một cơn sốt ở thế hệ thứ tư A80 với động cơ Toyota 2JZ-GTE tăng áp kép. Động cơ này được biết đến với khả năng chống đạn và có thể tinh chỉnh vô hạn. Mức độ nổi tiếng của Mark IV bắt đầu tăng vọt sau khi ngừng sản xuất từ phần Fast and Furious đầu tiên, và sự xuất hiện nổi bật trong phim của mẫu xe này là có lý do. Trước đó, Supra đã thành công trong các cuộc đua đường trường, qua đó thể hiện được hiệu suất đột phá của mình. Road & Track từng ghi lại khoảng cách phanh của A80 từ 113-0 km/h chỉ 45 m vào năm 1997. Con số này không bị đánh bại mãi cho đến năm 2004 bởi Porsche Carrera GT với con số suýt soát chỉ 1,2 m.
Mazda RX-7 1991
Mazda đã nỗ lực phát triển và tinh chỉnh chiếc roadster này đến một ngưỡng hiếm có gì sánh kịp. Tuy Mazda không có mẫu xe hiệu suất cao nào ở thời điểm hiện tại, nhưng lịch sử của hãng lại dày đặc với những chiếc xe đua và xe thể thao hiệu suất cao. Đáng chú ý nhất về mặt văn hóa là RX-7 chạy bằng động cơ quay, đặc biệt là thế hệ FD. Kết hợp với động cơ 1.3L 252 mã lực (sau này là 276 mã lực) là hệ thống khung gầm hoàn hảo có thiết kế thẩm mỹ vượt thời gian và vô cùng mượt mà. Cho đến ngày nay, khung gầm này được coi là một trong những khung gầm tốt nhất từng có từ khâu thiết kế đến sản xuất do có trọng tâm thấp và tỉ lệ trọng lượng cân bằng 50/50 nhờ động cơ nhỏ, nhẹ gắn ở giữa cầu trước.
Subaru Impreza 22B STi 1998
Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến Subaru Impreza thế hệ 22B. Nó được phát triển để kỷ niệm sự kiện tay đua Colin McRae lần thứ ba liên tiếp mang chức vô địch về cho Subaru trong giải vô địch đua xe rally thế giới WRC của FIA. Đây là một phiên bản chế tạo thủ công với kích thước của động cơ boxer 4 xi-lanh trong phiên bản tiêu chuẩn được tăng lên 2.2L, đồng thời bộ tăng áp cũng lớn hơn. Công suất 276 mã lực của Impreza 22B STi kết hợp hài hòa với các phần của hệ thống treo Bilstein, bộ phanh lớn hơn, bộ ly hợp đĩa kép, mô-đun điều khiển khóa vi sai, bánh xe và lốp lớn hơn. Chiếc xe có thể đạt tốc độ 100 km/h chỉ trong 3,9 giây và được sản xuất giới hạn chỉ 424 chiếc.
Nissan Skyline GT-R 1999
Skyline GT-R xuất hiện lần đầu vào năm 1969, sau đó lại biến mất vào năm 1973. Cái tên này được hồi sinh vào năm 1989, và thế hệ R32 được chế tạo để thống trị giải đua Group A. Đó là chiếc xe đua R32 mang biệt danh Godzilla, nhưng chính thế hệ thứ năm của nó R34 GT-R từ năm 1999-2002 mới là mẫu xe ghi dấu tên GT-R vào lịch sử. Động cơ 2.6L 6 xi-lanh tăng áp kép của R34 không chỉ nhanh mà còn được phát triển để trường tồn. Ở dạng Nismo Z-Tune, nó có dung tích 2.8L với công suất 493 mã lực. Nếu không có Skyline GT-R, rất có thể thế hệ R35 GT-R thậm chí đã không bao giờ tồn tại.
Mitsubishi Lancer Evo VIII 2003
Khi Mitsubishi đang ở trên đỉnh cao, hãng đã phát triển một phiên bản thương mại của chiếc xe đua rally dựa trên mẫu sedan Lancer. Giống với Subaru Impreza WRX, Evo là một chiếc xe hiệu suất có động cơ tăng áp, hệ dẫn động bốn bánh, cùng giá bán tương đối phải chăng. Cho đến thế hệ thứ 8, Evo vẫn là chiếc xe chỉ dành cho thị trường Nhật Bản và được bán với số lượng hạn chế ở một số nơi khác trên thị trường "chợ xám". Tuy nhiên, vào năm 2003, nó đã xuất hiện ở Hoa Kỳ, hoàn chỉnh với giảm xóc Bilstein, phanh Brembo và công suất khoảng 270 mã lực. Đáng tiếc, chiếc xe đã ngừng sản xuất vào tháng 5/2016 với 10 thế hệ.
Lexus LFA 2011
Năm 2011, Lexus đã trình làng một tuyệt tác siêu xe. Hãng muốn tạo ra một biểu tượng và đã phát triển nó dưới dạng khung gầm liền khối polyme gia cố bằng sợi carbon. LFA trang bị động cơ 4.8L V10 công suất 553 mã lực ở dải vòng tua 8.700 vòng/phút với âm thanh gầm rú như "thần báo tử". Những người từng lái mẫu xe này có thể kể đến như Jay Leno và Jeremy Clarkson. "Tôi phải nói rằng mình vô cùng yêu thích LFA. Nó là một chiếc xe thông minh được chế tạo bởi những người thông minh. Về mặt nào đó, nó còn thô sơ và khó kiểm soát. Động cơ đặt trước, hai chỗ ngồi ở giữa và một khoang hành lý. Bất chấp tất cả những điều này, chiếc xe vẫn cho cảm giác như đang ở trong một chiếc xe đua thực thụ," Clarkson chia sẻ.
Acura NSX 2016
Trong khi Honda phát triển NSX đầu tiên tại Nhật Bản thì Acura lại thiết kế và chế tạo thế hệ tiếp theo tại Mỹ. Acura NSX được xây dựng dựa trên bản thử nghiệm của NSX nguyên bản và trang bị hệ dẫn động hybrid cho công suất 573 mã lực, giúp chiếc xe tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,7 giây. Hệ thống SH-AWD của Acura NSX hỗ trợ kiểm soát mức hiệu suất lớn đó và đảm bảo lực chuyển đến các bánh vào đúng thời điểm. Acura NSX hiện tại đang là một chiếc xe khuấy động thị trường khi mang công nghệ tương tự Porsche 918 nhưng giá bán chỉ dao động ở mức 156.000-205.700 USD và vẫn đang được sản xuất.
Honda Civic Type R 2017
Civic Type R là phiên bản hiệu suất cao của Honda Civic từ năm 1997. Đây là một trong những mẫu xe dẫn động cầu trước nhanh nhất, nhưng cách xử lí thông minh với mô-men xoắn và cách bố trí khí động học độc đáo của Civic Type R giúp nó luôn bám đường dù ở tốc độ cao. Mặc dù sở hữu hệ dẫn động cầu trước khi hầu hết những chiếc hot hatch nhanh nhất khác dần chuyển sang hệ dẫn động tất cả các bánh để kiểm soát sức mạnh, Civic Type R vẫn giữ được nét riêng và cảm giác thuần khiết chưa từng có trong phân khúc.