Vô lăng bị nặng
Lỗi phổ biến thường gặp ở hệ thống lái trên ô tô chính là vô lăng hay tay lái bị nặng. Vô lăng bị nặng khiến cho tài xế phải dồn nhiều sức vào tay lái hơn để có thể điều chỉnh hướng di chuyển đúng của xe như mong muốn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh lái tại các góc cua hoặc ngã rẽ, nhất là vào thời điểm giờ cao điểm hay trên đường cao tốc.
Nguyên nhân của hiện tượng vô lăng bị nặng thường do dầu và bơm trợ lực lái. Có thể dầu trợ lực lái đang để ở mức thấp hoặc bơm trợ lực bị hỏng, cánh bơm bị mòn hay nguy hiểm hơn là hở ống dẫn dầu.
Chủ xe có thể tự kiểm tra mức dầu trợ
lực bằng mắt thường. Nếu đúng là dầu đang ở mức thấp, hãy điều chỉnh mức
dầu nằm ở khoảng giữa min - max (full low). Trường hợp xe bị thiếu dầu,
chủ xe cần đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng uy tín để được thay dầu
nhanh chóng.
Một nguyên nhân khác là do hệ thống lái trợ lực đang
gặp vấn đề. Tình trạng này thường do sự tích tụ chất bẩn trong hệ
thống, dẫn đến một số hậu quả nghiêm trọng như vô lăng bị rung, khó điều
khiển hoặc bánh xe chạy ngược lại với hướng điều khiển của vô lăng. Để
giải quyết tình trạng này, chủ xe cần thay hệ thống trợ lực mới để đảm
bảo an toàn.
Vô lăng bị lỏng
Trong quá trình sử
dụng xe, các khớp nối bao gồm trục trung gian và khớp cầu, ít nhiều sẽ
bị hao mòn. Điều này ảnh hưởng đến độ rơ của vô lăng, hay nói cách khác
là vô lăng bị lỏng.
Khi gặp trường hợp này, tài xế thường thấy
vô lăng rất khó điều khiển, các khớp xoay không được liên kết chặt chẽ
với hệ thống lái nên độ chính xác khi quay vô lăng không cao. Để đảm bảo
an toàn, tốt hơn hết, chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng để
điều chỉnh lại bạc lái, thêm mỡ bôi trơn.
Rò rỉ dầu ở thước lái
Hiện tượng chảy dầu ở thước lái rất phổ biến ở hệ thống lái xe ô tô. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do phớt thước lái bị chảy dầu trong thời gian dài, hoặc cũng có thể do chụp lái bị rách tạo cơ hội cho nước và bụi xâm nhập vào bên trong.
Một nguyên nhân khác của tình trạng rò rỉ dầu ở thước lái là đai siết 2 đầu thước lái không được cố định chặt làm rỗ ti, phá hủy phớt.
Đối với trường hợp rò rỉ dầu ở thước lái, chủ xe không thể tự xử lý tại nhà. Hãy đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra phớt thước lái và các bộ phận liên quan, thay mới nếu cần.
Tiếng ồn phát ra từ hệ thống lái xe ô tô
Chủ xe có thể dự đoán một số vấn đề của hệ thống lái trên ô tô thông qua các âm thanh khi đánh lái:
- Tiếng “re re” khi đánh hết lái có thể là do dầu trợ lực đang ở mức thấp hoặc bơm trợ lực hoạt động yếu.
- Tiếng lục khục dưới gầm xe khi đánh lái xe nhẹ thường là do bạc lái bị mòn hoặc bị lỏng.
- Tiếng kêu rít khi đánh lái có thể là do đai dẫn động bị trùng, với các dòng xe được trang bị đai dẫn động riêng biệt.
Để hạn chế xảy ra tình trạng trên, chủ xe hãy thường xuyên kiểm tra dầu trợ lực để bổ sung thêm nếu cần. Trường hợp tiếng kêu xuất hiện với tần suất cao hơn, cần mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để được kiểm tra sớm nhất.
Mùi dầu cháy
Chất lỏng áp suất trong hệ thống lái trợ lực khi đốt có mùi khá giống mùi dầu cháy. Do đó khi phát hiện có mùi khét, chủ xe cần dừng xe ngay và liên hệ với trung tâm bảo dưỡng để được xử lý kịp thời. Hậu quả nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm.
Những lỗi thường gặp ở hệ thống lái xe ô tô có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng, trực tiếp nhất là những chi phí sửa chữa đắt đỏ và sự an toàn của người lái không được đảm bảo. Nhằm hạn chế vấn đề này, chủ xe nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để xe hơi luôn trong tình trạng tốt nhất trong quá trình sử dụng.