Ở thế kỷ 21, mọi người biết đến Bugatti như một hãng sản xuất siêu xe chuyên săn đuổi các kỷ lục tốc độ với động cơ 16 xi-lanh quad-turbo điên rồ được "đóng gói" bên trong một khung gầm điên cuồng không kém. Bugatti được thành lập vào năm 1909 bởi nhà thiết kế công nghiệp người Pháp gốc Ý Ettore Bugatti. Cho đến nay, Bugatti vẫn luôn thể hiện hướng đi ban đầu gắn liền với danh tiếng thương hiệu của Ettore Bugatti khi chế tạo những mẫu siêu xe tốc độ và hút mắt, bao gồm cả những chiếc GT Coupe và những chiếc xe đua đã giành chiến thắng trong các sự kiện Grand Prix.
Ettore Bugatti qua đời vào năm 1947, việc không có ai có thể dẫn dắt công ty khiến Bugatti gặp khó khăn về tài chính trước khi phá sản với chỉ khoảng 8.000 xe được chế tạo. Cuối cùng, Bugatti được bán vào năm 1963 cho phân nhánh chế tạo sản xuất máy bay của hãng, nhưng vào năm 1987, doanh nhân người Ý Romano Artioli đã mua lại cái tên này, xây dựng một nhà máy ở Modena và mở cửa vào năm 1990.
Dưới đây là một số sự thật thú vị về Bugatti mà fan hâm mộ nên biết:
1. Vô cùng thành công với những chiếc xe đua
Bugatti Type 35 là một trong những mẫu xe đua thành công nhất trong lịch sử thế giới ô tô. Xuyên suốt 8 phiên bản được sản xuất, Type 35 đã chiến thắng hơn 1.000 giải đua lớn nhỏ, trung bình 14 cuộc đua mỗi tuần trong gần 10 năm. Năm 1924, mẫu xe này ra mắt tại Grand Prix of Lyon, sau đó giành chức vô địch Monaco Grand Prix đầu tiên. Cũng như các sự kiện Grand Prix, Type 35 đã có 5 năm liên tiếp giành chức vô địch trong cuộc đua đường phố Targa Florio. Ngoài Louis Chiron với các giải thưởng Grand Prix, Albert Divo với hai trong số các chiến thắng Targa Florio, nhiều tay đua hàng đầu khác cũng đã chọn Type 35 để thi tài vì nó là một kiệt tác công nghệ vào thời đó với động cơ 2.0L 8 xi-lanh vô cùng mạnh mẽ. Chưa dừng lại ở đó, Bugatti hiểu tầm quan trọng của trọng lượng và đã phát triển bánh xe nhôm đúc cùng trục trước rỗng, nhẹ hơn để giảm trọng lượng không được nâng đỡ của hệ thống treo.
Cũng có thể thấy bộ tản nhiệt hình móng ngựa trên Type 35 đã được Bugatti phát triển để trở thành một đặc điểm thiết kế đặc trưng được sử dụng trên các siêu xe của hãng.
Ngoài các chiến thắng ở Grand Prix, Bugatti còn giành được hai giải 24 Hours of Le Mans. Giải thưởng đầu tiên đến vào năm 1937 với sự tham gia của tay đua Jean-Pierre Wimille và phụ xế Robert Benoist. Giải thưởng thứ hai được biết đến nhiều hơn khi Jean-Pierre Wimille và Pierre Veyron thắng giải đua vào năm 1939 dù có nguồn lực ít ỏi và chỉ có một chiếc Bugatti Type 57C trang bị động cơ siêu nạp 3.3L 8 xi-lanh thẳng hàng. Mẫu xe này được thiết kế bởi Jean Bugatti, con trai của Ettore Bugatti, đáng tiếc ông đã qua đời vào năm 1939 khi thực hiện thử nghiệm với một chiếc Type 57. Cũng như Louis Chiron, tên tuổi của Pierre Veyron sau đó đã trở thành bất tử khi được đặt cho Bugatti Veyron.
3. Chiếc Bugatti hiện đại đầu tiên
Chiếc xe đầu tiên xuất xưởng khi Bugatti được hồi sinh bởi Romano Artioli là Bugatti EB 110 GT. Sở hữu động cơ quad-turbo 3.5L V12, EB 110 GT có khung gầm bằng sợi carbon được thiết kế bởi kỹ sư Nicola Materazzi, cha đẻ của Ferrari 288 GTO và Ferrari F40. Đó là một chiếc xe có tốc độ kinh hoàng và là tiền thân của những chiếc siêu xe hiện đại, đến nỗi tay đua F1 huyền thoại Michael Schumacher cũng phải sở hữu một chiếc.
Tuy nhiên, EB 110 GT là một chiếc xe đắt tiền đến hoang đường và được tung ra đúng vào thời điểm suy thoái tại các thị trường chính của nó ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Điều đó khiến công ty gặp thất bại và bị thanh lý vào năm 1995, với việc Dauer Racing của Đức đã mua lại giấy phép sản xuất EB 110 và các bộ phận còn lại. Dauer Racing đã tinh chỉnh và chế tạo 5 chiếc EB 110 SS. Nhà máy của Bugatti sau đó được bán cho một nhà sản xuất đồ nội thất, còn thương hiệu Bugatti được Volkswagen mua lại vào năm 1998.
4. Mẫu Bugatti sedan bị lãng quên
Trước khi mọi chuyện xảy ra với Bugatti thời Artioli, hãng đã đưa ra một mẫu sedan ý tưởng được thiết kế bởi Giorgetto Giugiaro của Italdesign. EB 112 là một chiếc sedan cỡ lớn được thiết kế theo phong cách cổ điển trang bị động cơ V12 450 mã lực đi kèm hệ dẫn động bốn bánh và sử dụng chung khung gầm bằng sợi carbon của EB 110. Bugatti chỉ sản xuất chiếc xe này để trưng bày, nhưng doanh nhân chủ sở hữu đội đua Monaco Racing Team là Gildo Pallanca Pastor đã mua lại tài sản của Bugatti khi hãng được thanh lý, bao gồm 3 chiếc EB 112 chưa hoàn thành và tất cả các phụ tùng thay thế sẵn có. Monaco Racing Team đã hoàn thiện hai trong số đó và để nguyên phiên bản nghiên cứu thiết kế.
5. Bugatti bây giờ là Bugatti-Rimac
Mọi người đều biết rằng Volkswagen đã sở hữu Bugatti ở kỷ nguyên của Veyron và Chiron, nhưng giờ đây thương hiệu này đã bước sang một giai đoạn mới. Mặc dù chỉ mới được thành lập vào năm 2009, Rimac hiện sở hữu 55% cổ phần trong công ty mới và người sáng lập hãng xe điện Mate Rimac đã trở thành CEO. Đó là một thỏa thuận phức tạp trong đó Porsche cũng có cổ phần và đóng vai trò là đối tác chiến lược, điều đó cũng có nghĩa là hai trong số những nhà chế tạo hypercar giỏi nhất ở lĩnh vực động cơ đốt trong và điện khí hóa hiện có thể chia sẻ công nghệ với nhau. Không có nhiều thông tin về các kế hoạch trong tương lai ngoài tiến trình thay thế Chiron sẽ xuất hiện vào năm 2027 và động cơ hybrid thay thế động cơ W16. Dù Rimac rất mạnh ở hệ thống truyền động điện nhưng Bugatti vẫn chưa hoàn toàn dừng việc sử dụng động cơ đốt trong, Mate cũng tiết lộ rằng một động cơ hoàn toàn mới đang được phát triển.
6. Từ mâm xe bằng nhôm đến kẹp phanh in 3D
Bugatti luôn là thương hiệu đi trước thời đại trong phát triển công nghệ, tiên phong sử dụng mâm xe hợp kim nhôm từ năm 1920.
Gần một thế kỷ trôi qua, hiện Bugatti đã sản xuất được bộ kẹp phanh thương mại lớn nhất trong lịch sử ô tô. Chúng không chỉ lớn, được làm từ titan và thiết kế liền khối mà còn được in 3D. Đó là một sự khéo léo đáng kinh ngạc trong kỹ thuật sử dụng titan hàng không vũ trụ, vốn dùng cho các bộ phận chịu lực nhất của máy bay. Khi hoàn thành, bộ kẹp phanh phía trước có 8 pít-tông titan để ôm lấy đĩa phanh trong khi bộ mâm phía sau có 6 pít-tông. Thước kẹp phanh thế hệ mới không chỉ mạnh hơn so với nguyên bản bằng nhôm mà còn nhẹ hơn 40%. Phải mất 45 giờ để in một thước kẹp phanh trên máy in khổng lồ của Laser Zentrum Nord sử dụng 4 tia laser 400 watt.
Gần một thế kỷ trôi qua, hiện Bugatti đã sản xuất được bộ kẹp phanh thương mại lớn nhất trong lịch sử ô tô. Chúng không chỉ lớn, được làm từ titan và thiết kế liền khối mà còn được in 3D. Đó là một sự khéo léo đáng kinh ngạc trong kỹ thuật sử dụng titan hàng không vũ trụ, vốn dùng cho các bộ phận chịu lực nhất của máy bay. Khi hoàn thành, bộ kẹp phanh phía trước có 8 pít-tông titan để ôm lấy đĩa phanh trong khi bộ mâm phía sau có 6 pít-tông. Thước kẹp phanh thế hệ mới không chỉ mạnh hơn so với nguyên bản bằng nhôm mà còn nhẹ hơn 40%. Phải mất 45 giờ để in một thước kẹp phanh trên máy in khổng lồ của Laser Zentrum Nord sử dụng 4 tia laser 400 watt.
7. Động cơ W16
Bugatti Veyron và Chiron là những kiệt tác về thiết kế và kỹ thuật, nhưng động cơ quad-turbo 8.0L W16 trang bị cho hai siêu xe này mới là phần tuyệt vời nhất. Đây là động cơ W16 thương mại duy nhất trên thế giới và được tạo thành từ 4 dãy, trong đó mỗi dãy có 4 xi-lanh. Nó sử dụng 10 bộ tản nhiệt, mỗi bộ mất 15 giờ để chế tạo bằng tay. Khi nhấn hết ga, động cơ sẽ hút cạn bình nhiên liệu trong khoảng 12 phút, cho nên nó cần các máy bơm nhiên liệu có khả năng bơm nhanh hơn 8 lần so với một chiếc ô tô bình thường trong khi hệ thống nạp hút khoảng 60.000 lít không khí. Chiếc xe cuối cùng sử dụng động cơ này là Bugatti W16 Mistral có công suất 1.578 mã lực, chỉ có 99 chiếc được sản xuất, đánh dấu sự kết thúc của một động cơ vốn đã trở thành huyền thoại.