Renault Metaverse: Cách một nhà sản xuất ô tô đang số hóa toàn bộ quy trình sản xuất của mình

Renault đang triển khai một chương trình táo bạo nhằm số hóa toàn bộ quy trình sản xuất của mình, từ những bản phác thảo thiết kế đầu tiên cho đến lúc chiếc xe lăn bánh khỏi dây chuyền sản xuất và đến tay người tiêu dùng.
 
Hầu hết các hãng sản xuất ô tô đều đang chạy đua cho các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ, là một trong số đó nhưng Renault đã đạt được một bước tiến mới bằng cách ra mắt không gian Renault Metaverse công nghiệp đầu tiên.
 
Renault Metaverse

Giải thích về Renault Metaverse, hay còn gọi là Nền tảng quản lý dữ liệu công nghiệp 4.0 (IDM4), đây là một chương trình kỹ thuật số cho phép kết nối các điểm tương tác giữa khách hàng với Renault xuyên suốt 35 nhà máy trên toàn thế giới và ứng dụng nó để nhân viên của hãng có thể hiểu được các dữ liệu.

Không gian Renault Metaverse là quá trình kết nối và trực quan hóa dữ liệu, thông qua thế giới ảo các nhân viên của hãng có thể đưa ra những quyết định tốt hơn. Cụ thể, những người quản lý sẽ nhận được cảnh báo qua máy tính bảng nếu có máy hàn robot bị kẹt, hơn nữa họ còn có thể sắp xếp linh hoạt việc sửa chữa hay theo dõi quá trình giao ô tô đến đại lý và thông báo cho khách hàng nếu gặp truc trặc.
 
Renault Metaverse

Renault bắt đầu thực hiện chương trình này vào năm 2017 và khẳng định rằng hãng đã phát triển được "vũ trụ metaverse công nghiệp đầu tiên trên thế giới". Hệ thống sử dụng công nghệ từ ngành công nghiệp trò chơi để đưa các số liệu đến gần hơn với các nhân viên, trực quan hóa các báo cáo và thông báo theo cách dễ hiện thực hơn so với một bảng tính buồn tẻ trước đó.

Điểm thông minh ở nền tảng quản lý dữ liệu của Renault là khả năng tương tác giữa mọi bộ dữ liệu được tích hợp. Hiện có 1 tỷ bộ dữ liệu mỗi ngày được thu thập từ các nhà máy của Renault và của các nhà cung cấp.

Nếu đã từng thử chuyển dữ liệu từ chiếc iPhone của mình sang một thiết bị Android mới hay chuyển kho ảnh từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, bạn sẽ biết việc di chuyển dữ liệu này khó khăn như thế nào, và đó là một cơn ác mộng về hậu cần đối với một công ty đã sản xuất 2,7 triệu xe vào năm ngoái như Renault.

Nhờ chuyển đổi kỹ thuật số, mọi robot, nhà máy, đối tượng được kết nối hoặc điểm tiếp xúc kỹ thuật số thuộc Renault đều có ID riêng, cho phép nó giao tiếp với Renault Metaverse. Ngày nay, đã có hơn 70% thiết bị công nghiệp của hãng được kết nối và Renault đang hướng tới mục tiêu 100%, tạo nên một mạng lưới với rất nhiều thứ.

Renault cho biết họ hiện có thể theo dõi hầu như mọi thứ từ điều kiện thời tiết đến tình trạng giao thông để dự đoán thời gian giao phụ tùng đến các nhà máy; giám sát việc sử dụng năng lượng ở mọi nơi và xác định các máy móc hoặc quy trình tiêu hao nhiều kWh; hãng còn thiết lập một tháp kiểm soát dữ liệu hoạt động tương đương hệ thống kiểm soát không lưu ô tô.
 
Renault Metaverse

Chương trình kỹ thuật số đầy tham vọng này là chìa khóa trong nỗ lực của Renault để quy trình trở nên hiệu quả hơn, giảm chi phí và cắt giảm lãng phí, tất cả các mục tiêu của chiến lược quay vòng Renaulution đều nhằm tăng lợi nhuận cho thương hiệu sản xuất ô tô Pháp.

Renault tuyên bố họ đã tiết kiệm được 20-30% chi phí, nâng cao chất lượng và giúp hãng cắt giảm lãng phí cũng như lượng khí thải CO2 bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện các xu hướng mà con người có thể bỏ lỡ.

Trong khoảng thời gian từ 2022-2025, Renault dự kiến rằng công nghệ kỹ thuật số sẽ giúp hãng tiết kiệm được 320 triệu Euro chi phí cố định và biến đổi, giảm một nửa lượng CO2 thải ra trên mỗi chiếc xe trong quá trình sản xuất, tăng tốc độ giao hàng cho khách hàng và cắt giảm 50% chi phí bảo hành bằng cách giải quyết những vấn đề yếu kém trong sản xuất.

Chia sẻ bài đăng
Renault