Dù đạt được rất nhiều danh hiệu và thành tựu, Frederick Henry Royce luôn là một con người của sự khiêm cung, ông chỉ tự nhân bản là một "người thợ cơ khí". 90 năm sau khi ông qua đời, đầu óc thiên tài và triết lý kỹ thuật của ông, truy cầu sự xuất sắc không ngừng nghỉ, luôn tiếp tục truyền cảm hứng cho đại gia đình của thương hiệu mang chính tên của mình.
Từ xuất phát điểm với tuổi thơ cơ cực nhưng không nản chí…
Henry Royce sinh ra ở Alwalton, gần Peterborough, vào ngày 27/3/1863, là con út trong gia đình có 5 người con. Khi cha ông, James, một thợ xây, phá sản, gia đình rơi vào thời kỳ khó khăn. Năm 10 tuổi, Royce sống ở London, làm công việc bán báo ở các nhà ga. Khoảng thời gian dài chịu đựng chế độ ăn uống thiếu chất chính là nguyên nhân chính góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe tiêu cực mà ông phải chịu đựng ở quãng cuối đời sau này.
Năm 1876, ông làm công việc chuyển
phát điện tín tại bưu điện Mayfair, London. Trong thời gian làm việc ở
đây, có lẽ vô tình một lần nào đấy ông đã có cơ duyên với số địa chỉ 25
Hill Street, nơi mà cậu bé Stewart Rolls được sinh ra vào tháng 8/1877.
Hoàn toàn có cơ sở để tin rằng Royce có cơ hội gửi những điện tín chúc
mừng tới những bậc phụ huynh đang vui mừng khi đón chào đứa con trai của
họ, cũng chính là người đối tác kinh doanh định mệnh của Royce trong
tương lai.
Vào tháng 9 năm đó, Royce đã tạo ra một bước đột phá
đầu tiên trong lĩnh vực kỹ thuật, với tư cách là học viên của công trình
đầu máy tàu lửa của Great Northern Railway tại Peterborough. Để bù đắp
lại việc không được theo học hành chính quy, ông thường tham gia các lớp
học tiếng Anh và Toán vào ban đêm. Tuy nhiên, tình cảnh tài chính của
gia đình lại một lần nữa gặp vấn đề, khi người bảo trợ của ông chính là
người dì đã không thể hỗ trợ khoản phí 20 Bảng hàng năm. Không nản lòng,
chàng trai Royce khi ấy mới 17 tuổi đã lên đường tìm công việc, và cuối
cùng ông dừng chân với công việc là thợ chế tạo công cụ ở Leeds với một
mức lương khá tốt là 1 xu/giờ.
Đến năm 1881, ông trở về London
để bắt đầu làm việc trong lĩnh vực điện còn non trẻ vào thời đó. Ở cái
tuổi 19, năng khiếu bẩm sinh của Royce đã giúp ông nắm giữ vị trí thợ
điện trưởng trong một công ty cung cấp điện của thành phố Liverpool. Mặc
dù vậy, ông vẫn tiếp tục dành khoảng thời gian rỗi của mình để trau dồi
thêm kỹ thuật điện. Đến năm 1884 thì công ty này phá sản, từ đó Royce
dùng số tiền dành dụm được bấy lâu để bước đi trên con đường kinh doanh.
…Đến những tháng ngày gày dựng tên tuổi
Royce
thành lập một công ty nhỏ chuyên ngành cơ khí và điện có tên F H Royce
& Co tại Phố Blake, thành phố Manchester. Trong vòng vài tháng,
người bạn và là kỹ sư đồng nghiệp Ernest Claremont đã tham gia
làm đối tác. Từ việc chế tạo các thiết bị điện đơn giản như bộ chuông,
cầu chì, công tắc và đui đèn, doanh nghiệp của Royce và Claremont đã
nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất mọi thứ, từ máy phát điện, động cơ
điện và tời cho đến cần cẩu cho công ty Manchester Ship Canal.
Trong hơn 15 năm tiếp theo, công ty sau đó đã trở thành Royce Ltd vào năm 1894 và đạt được sự tăng trưởng bền vững và thành công về tài chính. Tuy nhiên, Chiến tranh Boer (1899-1902) kết hợp với dòng sản phẩm điện sản xuất hàng loạt giá rẻ từ Đức và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng trầm trọng đến việc kinh doanh của công ty khi những đồng mua bán bị giảm mạnh. Sức khỏe của Royce, vốn đã rất yếu ớt, diễn biến xấu đi theo thời gian và cho đến năm 1902, ông bị suy sụp hoàn toàn. Vợ thuyết phục ông đi du lịch đến Nam Phi để hồi phục. Sau 10 tuần tịnh dưỡng, ông đã trở lại với tinh thần và thể chất sản khoái để sẵn sàng cho một thử thách mới.
Trong chuyến hải trình dài ngày ấy, Royce đã đọc được quyển sách có tựa đề The Automobile - Its Construction and Management (tạm dịch: Ô tô - Cấu trúc và Quản lý) của tác giả kỹ sư người Pháp Gerard Lavergne. Royce dù lúc này đã sở hữu một phương tiện di chuyển có động cơ bốn bánh - một chiếc De Dion - nhưng từ những gì ông đọc được ở cuốn sách của Lavergne, Royce nhận thất được người Anh đã tụt hậu xa như thế nào khi so với nước Pháp ở kỹ thuật xe ô tô.
Royce
đã mua lại một chiếc Decauville hai xi-lanh đã qua sử dụng để phục vụ
cho công cuộc thử nghiệm của mình. Khi tháo dỡ toàn bộ chiếc xe để kiểm
tra chi tiết từng bộ phận, ông đã xác định được những vị trí tiềm năng
có thể áp dụng những cải tiến. Ông quyết định rằng thay vì chỉnh sửa một
chiếc xe Pháp thì mình có thể tự tạo nên một chiếc xe tốt hơn.
Vào
ngày 1/4/1904, chiếc xe Royce 10 HP mới đã hoàn thành lần chạy thử
nghiệm đầu tiên. Ba tuần sau đó, trong ngày khai mạc sự kiện Side Slip
Trials, chiếc xe đã hoàn thành được 145,5 dặm (xấp xỉ 234 km) từ London
đến Margate và trở về với vận tốc trung bình 16,5 mph (tương đương 26,5
km/h). Trong thời kỳ mà những chiếc xe ô tô gắn liền với hình ảnh ồn ào
và nóng bức, thì động cơ của Royce đã chứng minh được sự yên tĩnh vượt
trội và đáng tin cậy.
Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu
Người
điều khiển chiếc xe tại Slipe Side Trials chính là Edmunds, CEO
của một trong những nhà sản xuất dây cáp điện lớn nhất nuớc Anh. Trong
số những người bạn của Edmunds có Charles Stewart Rolls, một nhà tiên
phong của lĩnh vực hàng không và là một tay đua quý tộc, ông học tại
Cambridge và đang buôn bán những mẫu xe Panhard của Pháp tại cơ sở C.S.
Rolls & Co. ở Lillie Hall, Fulham. Qua sợi dây gắn kết gián tiếp
này, mối lương duyện định mệnh của hai người đã bắt đầu.
Edmunds đã thuyết phục Rolls đến thành phố Manchester để gặp gỡ Royce và đánh giá chiếc xe của ông. Và rồi, “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”, sợi dây định mệnh chính thức kết nối Rolls và Royce đã hình thành - hai con người mang tầm vóc của thời đại có cùng chung tầm nhìn lớn lao, bất chấp xuất thân trái ngược cũng như tuổi tác chênh lệch tận 14 năm.
Cả hai đều đồng ý rằng Rolls sẽ bán ra những mẫu xe của Royce dưới cái tên Rolls-Royce. Thoả thuận của hai người đã cho phép Royce toàn tâm toàn ý vào việc thế kế và chế tạo nên những cỗ máy hoàn hảo, còn Rolls thì đảm nhiệm tham vọng hiện thực hoá việc bán ra dòng xe ô tô tốt nhất cộp mác Anh Quốc.
Khi nội lực đã chín muồi, là đến lúc phát quang tinh hoa
Thương hiệu Rolls-Royce Limited ra đời vào tháng 3/1906. Vào cùng năm đó, Royce sản xuất chiếc 40/50 HP 6 xi-lanh, đó cũng chính là mẫu xe Silver Ghost huyền thoại, đồng thời ông cũng bắt đầu thiết kế những tác phẩm mới của “đứa con tinh thần” tại Nightingale Road, Derby.
Xuyên
suốt 2 thập kỷ, Royce tiếp tục phát triển và tinh chỉnh hoàn thiện
những thiết kế ô tô của mình, đồng thời sản xuất những động cơ máy bay
tốt nhất trên thế giới. Nổi tiếng nhất trong số đó, ông đã sản xuất ra
động cơ ‘R’ cho hai chiếc thuỷ phi cơ Supermarine S6 và S6B, góp phần
thúc đẩy cho sự phát triển trong tương lai của Spitfire - mẫu chiến đấu
cơ hoàng gia trứ danh xuyên suốt lẫn sau Thế chiến 2, với mẫu động cơ
‘R’ chính là nền tảng của động cơ huyền thoại Merlin của chiếc máy bay
này.
Cả một cuộc đời của thành công và vinh hiển
Trong
suốt sự nghiệp dài lâu và vinh hiển của mình, Henry Royce nắm giữ trong
tay 301 bằng sáng chế - một kỳ tích hết sức ấn tượng đối với một kỹ
sư không hề theo học chính quy mà chủ yếu là tự trau dồi và học hỏi từ
đường đời. Năm 1918, ông được Hoàng gia Anh trao tặng danh hiệu danh
giá “Order of the British Empire” (OBE: Huân chương Đế quốc Anh - Danh
hiệu/Huân chương xuất sắc nhất của Đế quốc Anh dành cho phong tước Hiệp
sĩ, một danh hiệu cao quý dành cho những cá nhân có những đóng góp quan
trọng cho nghệ thuật và khoa học, tham gia/làm việc với các tổ chức từ
thiện và phúc lợi, và phục vụ công ngoài nền công vụ).
Năm 1930, Henry Royce được phong Nam tước vì những đóng góp của mình cho ngành hàng không, và từ đó ông chính thức trở thành Sir Royce. Với sự khiêm cung đặc trưng của mình, ông đã tự tay viết thư cảm ơn cho từng thành viên trong đại gia đình Rolls-Royce khi ấy để cảm ơn vì đã cùng ông sát cánh và đóng góp mang đến cho ông vinh hạnh lớn lao này.
Sự ra đi của vị anh hùng quốc gia
Henry Royce đã dành những năm cuối đời mình để tiếp tục tận tuỵ cho công việc tại nhà của mình tại West Wittering, Sussex và Le Canadel ở miền Nam nước Pháp. Ông đã trút hơi thở cuối vào ngày 22/4/1933 sau trận chiến của riêng ông, căn bệnh mãn tính từ hệ lụy dinh dưỡng kém của những tháng ngày cơ cực của tuổi thơ và cả đời làm việc quá độ.
Ngay cả khi trên giường bệnh, ông vẫn miệt mài dành những tinh tuý cuối cùng của mình cho công việc. Ông đã phác thảo một thiết kế bộ giảm xóc có thể điều chỉnh đầu tiên trên thế giới. Bản vẽ này vẫn còn tồn tại với những nét ghi chú được thực hiện bởi y tá của ông, vì khi ấy ông đã quá yếu để thực hiện.
Việc
ông vẫn cống hiến cho những ý tưởng nguyên bản trong những giây phút
cuối của cuộc đời chính là sự thể hiện nguyên bản và chân thật nhất của
một tấm lòng luôn tận tâm cho cống hiến đối với sự nghiệp, cũng như là
minh chứng cho một bộ óc kỹ thuật đại tài, bao quát và thông tuệ của
ông.
Và dù 90 năm sau khi Henry Royce qua đời, đầu óc thiên tài
và triết lý kỹ thuật của ông, người luôn truy cầu sự xuất sắc không
ngừng nghỉ, luôn tiếp tục truyền “ngọn lửa” cảm hứng cho đại gia đình
của thương hiệu mang chính tên mình.