Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Những chiếc ô tô tự lái gần như là một câu chuyện hoang đường cách đây một thập kỷ. Thế nhưng, ngày nay một số hãng xe đã có những sản phẩm đạt đến khả năng tự lái Cấp độ 3 theo tiêu chuẩn toàn cầu, tức là đã đi được hơn một nửa mục tiêu đến các phương tiện tự lái thực sự.

Vậy xe tự lái là gì? Tại sao chúng quan trọng?

Nhiên liệu hóa thạch đang nhanh chóng trở thành dĩ vãng và một ngày nào đó việc con người điều khiển xe cũng là điều không cần thiết. Có lẽ ngay bây giờ đó là một giấc mơ viển vông, người dùng hiện tại không muốn chấp nhận công nghệ tự lái vì cho rằng nó sẽ làm mất đi những trải nghiệm tự do quen thuộc. Nhưng các ý kiến trái chiều cũng đang giảm đi nhanh chóng và lợi ích của chúng là khó có thể bỏ qua.

Hệ thống lái xe tự động là bước tiến lớn tiếp theo, vì vậy chúng ta cần biết cả ưu và nhược điểm của những phương tiện này. Xe tự lái có nhiều tên gọi, nhưng cách gọi này trở nên phổ biến nhất nhờ Tesla, mặc dù hãng xe Mỹ đã nhiều lần bị chỉ trích vì sử dụng thuật ngữ này mà không có công nghệ phù hợp với tên gọi đó. Các thuật ngữ tiêu chuẩn khác là xe tự hành, xe không người lái và xe tự động.

Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Nhưng hiện nay gọi xe tự động sẽ thích hợp hơn xe không người lái. Sự khác biệt này hoàn toàn là vì phương tiện tự hành chưa tồn tại. Công nghệ không người lái cần một trí tuệ nhân tạo có khả năng học hỏi và thích nghi. Còn ô tô tự động vẫn có người lái sau vô lăng, chỉ phản ứng với tình huống sử dụng lập trình do con người tạo ra, và có thể được cập nhật theo thời gian, nhưng rốt cuộc, cái gọi là xe tự lái chỉ có thể làm những gì một dòng mã yêu cầu nó làm. Một ví dụ điển hình là tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến được gọi là phanh tự động. Mặc dù trông có vẻ như chiếc xe đang tự xử lý, nhưng đó chỉ là một mã code. Chiếc xe trải qua một loạt câu hỏi có hoặc không trong nháy mắt. Có người đi bộ phía trước xe không? Người ngồi sau tay lái có chú ý không? Hay liệu một hoặc nhiều người đi bộ có bị thương nếu không đạp phanh ngay hay không? Và sau đó hệ thống phanh được áp dụng.

Nhiều tính năng lái tiên tiến được các hãng sản xuất ô tô phát triển thành một hệ thống, cho khả năng tự lái ở Cấp độ 2. Các hệ thống như vậy sẽ hỗ trợ giảm thiểu các tình huống va chạm, giúp người lái rảnh tay một chút nhưng vẫn chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình di chuyển.

Cấp độ 3 là cấp độ cao nhất đạt được hiện nay, dù vậy nó chỉ là mức độ tự động hóa cao hơn. Chiếc xe có thể nhận diện, theo dõi môi trường xung quanh, tăng tốc, phanh, đánh lái và chuyển làn. Ở một số khu vực mà mã đường cao tốc cho phép, người lái còn có thể rời tay khỏi vô lăng.

Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Cấp độ 4 là nơi phương tiện có khả năng tự chủ thực sự. Đây là lúc chiếc xe bắt đầu tự suy nghĩ, nó có thể phân tích các tình huống phức tạp và xử lý chúng. Mặc dù vậy, xe tự lái Cấp độ 4 vẫn cần có vô lăng để người lái can thiệp nếu xảy ra lỗi. Máy tính chỉ có thể xử lý phần nào đó, ít nhất cho tới hiện tại.

Cấp độ 5 loại bỏ hoàn toàn sự can thiệp của con người. Chiếc xe không cần vô lăng vì nó có thể làm mọi thứ mà con người có thể làm mà không có lỗi từ phía người điều khiển như mất tập trung, giận dữ trên đường, chạy quá tốc độ cho phép và mất kiểm soát. Chỉ khi các nhà sản xuất ô tô đạt đến Cấp độ 5, chúng ta mới có thể bắt đầu sử dụng các thuật ngữ như xe không người lái, xe tự hành và xe tự lái một cách hợp pháp.

Vì công nghệ này vẫn chưa tồn tại và người lái xe vẫn sẽ xuất hiện trong khoang lái, nên những ưu và nhược điểm của ô tô tự lái mà chúng ta đang thấy đều chỉ là lý thuyết. Theo NHTSA, một trong những ưu điểm chính của xe tự lái là an toàn. 90% các vụ tai nạn giao thông đều xuất phát từ con người, vì vậy nếu loại bỏ điều đó, về mặt lý thuyết, tai nạn đường bộ sẽ giảm và mức độ an toàn nói chung sẽ tăng lên. Xe tự lái cũng sẽ thân thiện với môi trường hơn khi những phương tiện này có khả năng giảm lượng khí thải.

Một khi máy tính đảm nhiệm vận tải, công nghệ kết nối sẽ có bước nhảy vọt. Nhiều nhà sản xuất ô tô cho rằng các phương tiện tự lái có thể góp phần kiểm soát, điều tiết hệ thống giao thông.

Ưu điểm của xe tự lái

Về cơ bản, một chiếc ô tô sẽ biết chính xác tốc độ mà nó cần di chuyển để giảm tắc nghẽn. Lưu lượng giao thông sẽ cải thiện và khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng tốt hơn, dù có chạy bằng nhiên liệu hóa thạch hay bằng điện. Vì vậy, giảm lượng khí thải là một điểm cộng lớn cho xe tự hành.

Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Hầu hết số vụ tai nạn xảy ra ở khu vực thành thị sẽ giảm đáng kể tuy nhiên ở nhiều khu vực nông thôn vẫn là ẩn số do khó kết nối thông tin. Tự hỏi làm thế nào những chiếc xe này xử lý những làn đường hẹp hoặc những con đường không có vạch kẻ rõ ràng.

Nhược điểm của xe tự lái

Mặc dù những phương tiện không người lái có thể làm cho các con đường an toàn hơn, nhưng cũng gây ra khả năng mất việc làm, các vấn đề an ninh và các vụ tai nạn xe nghiêm trọng hơn.

Tình trạng mất việc làm do ô tô không người lái gây ra sẽ rất nghiêm trọng. Tài xế taxi hay nhân viên giao hàng sẽ mất việc vì các công ty dịch vụ sẽ lựa chọn phương tiện không cần tài xế, chúng không bị bệnh hay cần nghỉ lễ. Công việc của tài xế xe buýt hay những người phụ trách giao thông công cộng cũng tương tự một khi xe tự lái được nâng cấp. Và đó là một tương lai có vẻ ảm đạm đối với những người kiếm sống bằng nghề tài xế.

Công nghệ tự hành cũng đặt ra mối đe dọa bảo mật từ nhiều góc độ. Chắc chắn các nhà sản xuất ô tô sẽ sử dụng tính năng bảo mật nâng cao để ngăn những chiếc xe bị tấn công. Tuy nhiên, những chiếc xe này dự kiến sẽ kết nối với vô số máy chủ bên ngoài, thậm chí có thể là các phương tiện khác trên đường, điều này khiến chúng dễ bị xâm nhập. Để điều khiển, ô tô tự lái cũng cần rất nhiều máy tính, khiến chúng có nguy cơ bị tin tặc tấn công cao hơn, qua đó lấy được những thông tin cá nhân hay thẻ tín dụng của người dùng.

Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Tuy giảm số vụ va chạm, nhưng một trong những nhược điểm đáng chú ý nhất theo lý thuyết của ô tô tự lái là mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm. Ít xe hơn có khả năng dẫn đến tốc độ tối đa cao hơn. Nếu một chiếc ô tô tự lái gặp sự cố, nó có thể sẽ mất kiểm soát ở tốc độ cao hơn. Tốc độ cao hơn có nghĩa là thiệt hại nhiều hơn cho hành khách.

Ưu điểm về sự an toàn cũng là nhược điểm lớn nhất khi tất cả các ô tô sẽ không cần đến người lái. Vì ngay cả khi chỉ có 1% trình điều khiển là con người, lỗi của họ vẫn xảy ra. Các hệ thống tự lái có thể được phát triển tối tân hết mức có thể, nhưng chúng khó mà dự đoán chính xác những gì một người say rượu có thể làm.

Chúng ta có nên "sợ" những chiếc xe không người lái?

Là một thực thể, ô tô đã quá ăn sâu vào đời sống con người để có thể bị xóa sổ trong vòng 50 năm. Lái xe cũng là một quyền tự do mà mọi người sẽ không sẵn sàng từ bỏ. Bên cạnh đó, khì nhìn vào tình trạng mất việc làm đã đề cập trước đó, xe tự lái khá đáng sợ. Nhưng các phương tiện tự động có thể cải thiện cuộc sống của chúng ta nếu các hãng sản xuất có thể khiến chúng hoạt động ổn định và chính xác trong một thời gian dài.

Xe tự lái: Hai mặt của công nghệ định hướng tương lai ngành giao thông vận tải

Hiện tại, việc con người điều khiển xe bị loại bỏ hoàn toàn vẫn chưa thể nhìn thấy trong tương lai gần. Do đó, khả năng tự lái Cấp độ 5 khó có thể xảy ra. Tốt nhất, chúng ta sẽ có những chiếc xe ở Cấp độ 4 để đảm nhận tất cả các chức năng ở chế độ lái tự động và xử lý các nhiệm vụ thông thường, trong khi người lái có thể tiếp tục điều khiển chiếc xe bất cứ khi nào để có được một cuộc hành trình thú vị hơn.

Chia sẻ bài đăng
Văn Hóa Xe