Cuộc đua hơn 1 thế kỷ của BMW và Mercedes-Benz

BMW và Mercedes-Benz là những nhà sản xuất xe sang hàng đầu thế giới đến từ Đức. Màn so găng của họ đã trở thành huyền thoại trong giới xe sang, từ các chiến lược bán hàng đang diễn ra cho đến quá trình chạy đua phát triển công nghệ và đổi mới, hai thương hiệu này đã dẫn đầu ngành công nghiệp ô tô gần như xuyên suốt thế kỷ trước.

Sơ lược về lịch sử của BMW và Mercedes-Benz

Nguồn gốc của Mercedes-Benz gắn liền với sự khởi đầu của những chiếc xe có động cơ. Vào cuối thế kỷ 19, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach thành lập công ty riêng của mình là DMG. Cùng khoảng thời gian đó, Karl Benz cũng chế tạo ra chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới Patent Motorwagen.

Năm 1924, Benz, Daimler và Maybach bắt đầu hợp tác, thành lập một liên doanh có tên Daimler-Benz AG. Những chiếc xe do hãng sản xuất đều mang tên Mercedes-Benz, được đặt theo tên của Mercedes Jellinek. Cha của Mercedes Jellinek là Emil Jellinek, một doanh nhân người Áo buôn bán xe Daimler, đã đăng ký nhãn hiệu DMG cho "Mercedes 35 HP 1901" vào năm 1901. Đó là nơi thương hiệu chính thức ra đời vì đây là bằng sáng chế đầu tiên có tên "Mercedes".

Sau Thế chiến 2, Mercedes-Benz tiếp tục tăng trưởng trong suốt thập niên 50 và 60. Hai bước phát triển lớn của họ diễn ra vào thập niên 60 khi hãng mua lại thương hiệu cao cấp Maybach và sau đó là thương hiệu tiền thân của AMG ngày nay.

Cuối những năm 90, Daimler sáp nhập với Chrysler, đây là thương vụ thương mại xuyên biên giới lớn nhất từ ​​trước đến nay. Điều này kéo dài cho đến khi hai công ty quyết định tách ra vào năm 2007.

Cuộc đua hơn 1 thế kỷ của BMW và Mercedes-Benz

Trong khi đó, BMW khởi đầu là một công ty sản xuất động cơ máy bay, chiếc máy bay đầu tiên của hãng với động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng ra mắt năm 1916 dưới cái tên Bayerische Flugzeugwerke. Động cơ xe máy, đồ gia dụng và thiết bị nông nghiệp cũng lần lượt ra đời ngay sau đó. Năm 1922, công ty mua lại thương hiệu Bayerische Motoren Werke và một năm sau đó, chiếc môtô đầu tiên của hãng mang tên R32 ra đời.

BMW chính thức sản xuất ô tô vào năm 1928 khi mua lại nhà máy sản xuất của mẫu xe Austin Seven. BMW đã thực hiện một số thay đổi đối với Seven và bán nó với tên Dixi. Sau Thế chiến, BMW bắt đầu quay trở lại sản xuất các loại xe mới và chiếc BMW đầu tiên sau chiến tranh là BMW 501 được tung ra thị trường năm 1951.

Trong những thập kỷ tiếp theo, BMW dần lớn mạnh thành hãng sản xuất ô tô thống trị thị trường như ngày nay, hãng tiếp tục mở rộng ra toàn thế giới vào những năm 70 và thành lập phân nhánh BMW Motorsport huyền thoại. Năm 1994, nhà máy BMW đầu tiên ở Mỹ được mở tại Nam Carolina.

Cùng năm đó, BMW mua lại Rover Group nhưng kế hoạch ban đầu nhằm đưa tất cả các thương hiệu của Rover Group vào gia đình BMW đã không thể đạt được. Do đó, BMW quyết định bán Rover Group, chỉ giữ lại MINI và tiếp tục mở rộng thương hiệu khi đưa Rolls-Royce trở thành một phần của BMW.

Ngày nay, BMW là một trong những thương hiệu xe sang nổi tiếng nhất thế giới, luôn giữ đúng gốc rễ của mình khi luôn xuất hiện trong lĩnh vực đua xe thể thao cùng những sản phẩm tập trung vào hiệu suất.

Sự cạnh tranh giữa BMW và Mercedes-Benz: những triết lý khác nhau

BMW và Mercedes-Benz liên tục cạnh tranh lành mạnh trong nhiều thập kỷ, không chỉ trên thị trường mà còn thể hiện ở những lần châm chọc tinh nghịch qua các chiến dịch tiếp thị của họ. Một ví dụ đáng chú ý là loạt quảng cáo "động vật dẫn động cầu trước" của BMW vào giữa những năm 2000, trong đó những động vật thường di chuyển bằng chân sau như thỏ, ếch, ngựa đã được chỉnh sửa để biến đổi vẻ ngoài với chân trước to hơn kì dị với chú thích "đó là lý do tại sao chúng tôi không có hệ dẫn động cầu trước." Vài năm sau, BMW nhận ra Mercedes-Benz đã đúng và bắt đầu sản xuất xe FWD. Nhân dịp kỷ niệm BMW tròn 100 năm thành lập, trong khi Mercedes-Benz đã có hơn 130 năm lịch sử, Mercedes-Benz đã thực hiện một đoạn quảng cáo cảm ơn BMW vì đã cạnh tranh trong 100 năm qua với hàm ý châm chọc hãng xe đồng hương. Để đáp trả, khi Dieter Zetsche nghỉ hưu với tư cách là CEO Mercedes-Benz vào năm 2019, BMW cũng thực hiện một quảng cáo đá xoáy dành riêng cho người đàn ông đã dành phần lớn cuộc đời của mình tại Mercedes-Benz.

 

Sự cạnh tranh giữa BMW và Mercedes-Benz từ quá trình thiết kế, sản xuất cho đến bán hàng đều bắt nguồn từ những quan điểm đối lập tạo nên các dòng xe của họ: con thú đường đua và cỗ xe dành cho giới thượng lưu, tay đua và tài xế xe sang. Và sự khác biệt này tạo nên động lực cho sự cạnh tranh xuyên suốt lịch sử phát triển của họ.

Triết lý thiết kế

BMW và Mercedes-Benz đều có những hướng đi khác nhau trong thiết kế. Trong khi triết lý thiết kế của Mercedes-Benz là trưởng thành và tinh tế, với trọng tâm chính là độ sang trọng và tiện nghi. Điều này thể hiện rõ ràng qua các đường nét thiết kế ngoại mềm mại, bóng bẩy với những đường khối tròn thanh lịch. BMW lại tập trung vào hiệu suất vận hành, tạo ra phong cách đặc trưng bởi những đường nét góc cạnh, hầm hố phù hợp với cảm giác lái thể thao của xe. Ở dòng xe hiệu suất cao M, BMW còn sử dụng các chi tiết nhấn nhá ở ngoại thất như thiết kế lưới tản nhiệt khác biệt và màu M sống động để làm nổi bật hơn nữa mối liên kết với những chiếc xe đua thể thao.

XM

SLS

Trong khi các biến thể AMG của Mercedes-Benz từng là những chiếc xe lịch lãm và rất khó để phân biệt chúng với những chiếc xe nguyên mẫu. Nhiều năm sau đó, Mercedes-Benz dần thay đổi khi ra mắt sản phẩm AMG độc lập đầu tiên, mẫu SLS, cũng rất thành công. Là dòng xe hiệu suất cao, AMG cũng có mối quan hệ chặt chẽ với lĩnh vực đua xe thể thao, theo đó nhiều ví dụ về công nghệ đua đã ứng dụng vào dòng xe này. Rõ ràng nhất là chiếc AMG One, được trang bị động cơ F1.

Phong cách lái

Hai thương hiệu mang đến những trải nghiệm lái xe khác nhau, một thương hiệu tập trung vào hiệu suất còn thương hiệu kia hướng tới sự êm ái và sang trọng.

Trọng tâm chính của BMW là hiệu suất vượt trội xuyên suốt lịch sử phát triển của thương hiệu, với các slogan mô tả đặc trưng như "Cỗ máy lái xe tối tân" và "Niềm vui lái xe tuyệt đối" đã trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Với các dòng sản phẩm gần như hoàn toàn là xe dẫn động cầu sau mãi cho đến những năm gần đây, BMW từ lâu đã là thương hiệu được nhiều người mê xe yêu thích. Ngoài ra, việc tích cực tham gia vào lĩnh vực đua xe thể thao cũng góp phần tạo dựng hình ảnh của BMW về hiệu suất. Ngoài động cơ V8 hút khi tự nhiên, BMW M cũng có mối liên hệ với động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng.

BMW M

Trải nghiệm người dùng của Mercedes-Benz có trọng tâm hơi khác một chút. Mặc dù cả BMW và Mercedes-Benz đều cung cấp những chiếc xe hạng sang, nhưng Mercedes-Benz vẫn nổi trội hơn khi gắn liền với cảm giác lái êm ái, độ sang trọng và đẳng cấp cùng những chất liệu chất lượng bậc nhất trong toàn bộ nội thất.

S-Class

Trong khi những chiếc BMW M có xu hướng trở thành chiếc xe thể thao sắc bén như những con dao mổ, thì những chiếc AMG lại là những chiếc búa tạ về mặt sức mạnh trong khi vẫn giữ được khả năng xử lý êm ái và độ thoải mái. Thông thường, xe BMW M đạt được thời gian vòng đua nhanh hơn, trong khi AMG lại mang đến cảm giác lái thú vị hơn.

Trái tim của những chiếc Mercedes-AMG luôn là động cơ V8, cho dù đó là động cơ hút khí tự nhiên, tăng áp hay siêu nạp.

Công nghệ và an toàn

BMW và Mercedes-Benz đều trang bị nhiều tính năng tiên tiến khác nhau để đảm bảo trải nghiệm lái xe an toàn và thoải mái cho người dùng.

Khoang lái thông minh Live Cockpit Plus của BMW sử dụng kết hợp hệ thống màn hình cảm ứng và các nút điều khiển vật lý. Đây là hệ thống thông tin giải trí tích hợp định vị vệ tinh, có thể sử dụng thông qua màn hình cảm ứng hoặc núm xoay trên bảng điều khiển trung tâm. Người dùng cũng có thể tùy chọn gói trang bị công nghệ có sẵn cho một số mẫu xe để bổ sung thêm các tính năng công nghệ cao cấp.

Live Cockpit Plus

Hệ thống thông tin giải trí của BMW được gọi là iDrive và đã trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết các mẫu xe của hãng kể từ khi xuất hiện trên 7-Series vào năm 2001. Kể từ đó, nó ngày càng cải tiến và phát triển phức tạp, với các tính năng như tích hợp Apple Carplay và Android Auto, kết nối Bluetooth và điều hướng linh hoạt dựa trên điều kiện giao thông.

Mặt khác, Mercedes-Benz sử dụng hệ thống MBUX, được giới thiệu vào năm 2018 trên dòng xe A-Class thế hệ thứ 4, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để tìm hiểu sở thích cá nhân của người dùng, từ các tuyến đường thường xuyên đi cho đến lựa chọn đài phát thanh.

MBUX

BMW trang bị cho các mẫu xe của mình nhiều tính năng an toàn và nhiều tính năng trong số đó là trang bị tiêu chuẩn; gồm cảnh báo chệch làn đường, hỗ trợ giới hạn tốc độ, hỗ trợ giữ làn chủ động và phanh khẩn cấp tự động. Bên cạnh đó, gói trang bị hỗ trợ lái tùy chọn có sẵn trên một số mẫu xe còn bổ sung thêm các tính năng như kiểm soát hành trình thích ứng và cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau.

Trong khi đó, xe của Mercedes-Benz cũng sỡ hữu những công nghệ an toàn tương tự để bảo vệ người dùng, gồm các tính năng như hỗ trợ phanh chủ động và giám sát độ tập trung của người lái. Gói trang bị hỗ trợ lái tùy chọn của Mercedes-Benz bổ sung thêm tính năng hỗ trợ phanh chủ động, cảnh báo điểm mù chủ động, hỗ trợ giữ khoảng cách chủ động và chức năng cảnh báo khi dừng và mở cửa xe.

Cả hai thương hiệu đều sản xuất ra những chiếc xe an toàn và cứng cáp cũng như đều đã giành được giải thưởng Top Safety Pick+ từ IIHS.

Dòng sản phẩm trong kỷ nguyên hiện đại

Danh mục sản phẩm của cả hai thương hiệu đều vô cùng đa dạng, từ những chiếc xe hạng sang đến xe cỡ nhỏ, xe thể thao và nhiều loại xe khác.

Về phía Mercedes-Benz, C-Class mang đến một mẫu xe nhỏ gọn đầy tính thực dụng và tiện nghi; E-Class là dòng xe cỡ trung với thiết kế lịch lãm và nội thất cao cấp, trong khi S-Class là mẫu xe siêu sang cỡ lớn, đại diện cho sự xa xỉ với nhiều không gian cho hành khách thư giãn hoàn toàn.

Z4

C-Class Coupe

BMW thể hiện ưu thế trong phân khúc xe thể thao khi cung cấp Z4, chiếc roadster duy nhất trong phân khúc này của cả hai thương hiệu; dòng xe tương đương của Mercedes-Benz là SLC đã ngừng sản xuất vào năm 2020. BMW 2, 3 và 4-Series nằm ở phân khúc nhỏ gọn hơn nhưng vẫn mang lại khả năng vận hành mượt mà với hiệu suất cao. 5-Series và mẫu M5 Wagon mới được đặt ở phân khúc sedan thể thao hạng sang cỡ trung, trong khi 7-Series là mẫu xe sang cỡ lớn hàng đầu của BMW, được trang bị các tính năng cao cấp như màn hình giải trí cỡ lớn BMW Theater Screen.

Nhiều mẫu xe trong dòng sản phẩm của BMW cũng có sẵn phiên bản hiệu suất cao M, mang đến sự thích thú hơn nữa cho những người mê xe và trung thành với triết lý "Niềm vui lái xe tối đa".

Phân khúc SUV

Dòng xe SUV của Mercedes-Benz có sự góp mặt của chiếc crossover nhỏ gọn GLA, GLE cỡ trung và GLS cỡ lớn với ba hàng ghế cùng nhiều không gian chở hàng cho những gia đình bận rộn. G-Class là chiếc SUV cao cấp và mang tính biểu tượng nhất của Mercedes-Benz, thường được gọi là "G-Wagen". Với những đường nét góc cạnh đặc trưng, ​​vẻ ngoài cá tính và cabin sang trọng, G-Wagen từ lâu đã trở thành mẫu xe địa hình được các VIP trên toàn thế giới lựa chọn.

X7

GLS

Trong khi đó, BMW cung cấp nhiều loại SUV, từ cỡ nhỏ đến cỡ lớn, thông qua dòng X, từ X1 đến X7. Đối với X3, X4, X5 và X6, phiên bản M cũng được cung cấp cho những khách hàng cần tính linh hoạt và không gian của một chiếc SUV mà không muốn mất mức hiệu suất cao đặc trưng của BMW.

BMW cũng vừa ra mắt một chiếc SUV hạng sang hiệu năng cao với tên gọi là XM. Mẫu xe này đang được xem là đối thủ xứng tầm với Mercedes-Benz G63 dù không chuyên dụng để vượt địa hình.

Điện khí hóa

Giống như hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn, cả Mercedes-Benz và BMW đều đang theo đuổi xu hướng điện hóa toàn cầu. Cả hai thương hiệu đều cung cấp một số loại xe điện như một phần sản phẩm của mình.

BMW i7 là chiếc xe sang trọng nhất trong số các mẫu xe điện của BMW. Trong khi Mercedes-Benz có mẫu sedan EQS đứng đầu dòng sản phẩm cùng phiên bản AMG với hàng loạt tính năng cao cấp bậc nhất như hệ thống đèn viền nội thất 64 màu kết hợp vật liệu chất lượng cao cho toàn bộ cabin.

i7

EQS

Cả Mercedes-Benz và BMW đều đẩy mạnh thực hiện chiến lược điện hóa. Kế hoạch của Mercedes-Benz được đặt tên là "Tham vọng năm 2039" với mục tiêu tạo ra những chiếc Mercedes-Benz mới không có carbon trong mọi giai đoạn sản xuất vào năm 2039 và chuyển toàn bộ dòng sản phẩm của mình sang chạy hoàn toàn bằng điện vào cuối thập kỷ này. Trong khi BMW dự tính ô tô điện sẽ chiếm 50% tổng số lượng giao hàng vào năm 2030. Thay vì đi theo hướng phát triển phương tiện chạy hoàn toàn bằng điện, BMW thận trọng hơn khi thực hiện kế hoạch sản xuất Neue Klasse gồm các phương tiện chạy bằng điện, chạy bằng khí đốt và cả pin nhiên liệu hydro.

Cuộc chiến doanh số

BMW và Mercedes-Benz đã tham gia vào cuộc chiến không khoan nhượng để chinh phục khách hàng kể từ khi BMW khẳng định mình là một thương hiệu có uy tín trong thế giới ô tô. Là hai cái tên nổi bật nhất trong ngành sản xuất ô tô của Đức, sự cạnh tranh giữa họ rất khốc liệt. Trong 3 năm trước đại dịch Covid, Mercedes-Benz dẫn đầu về số lượng xe bán ra trên toàn cầu, tuy nhiên sau đại dịch, cán cân đã nghiêng về phía BMW.

Chia sẻ bài đăng
Văn Hóa Xe